Hạ đường huyết lúc đói là gì?

Hạ đường huyết tự nhiên ở người lớn thường có hai tuýp chủ yếu, đó là hạ đường huyết lúc đói và sau bữa ăn. Vậy làm thế nào để phân biệt các loại hạ đường huyết này một cách chính xác nhất?

Hạ đường huyết lúc đói là gì?

Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn nội tiết nhất định, chẳng hạn như giảm năng tuyến yên, bệnh Addison hoặc chứng phù niêm hoặc trong các rối loạn liên quan với tình trạng suy giảm chức năng gan.

Hạ đường huyết lúc đói thường bán cấp hoặc mạn và thường có kèm với tình trạng giảm lượng đường ở mô thần kinh. Còn hạ đường huyết sau bữa ăn tương đối cấp và thường được báo trước bằng các triệu chứng hệ thần kinh tự quản bộc phát, chẳng hạn như toát mồ hôi, đánh trống ngực, lo lắng, run rẩy,…

Chẩn đoán phân biệt các loại hạ đường huyết

Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn liên quan với giảm chức năng gan như suy gan hay nghiện rượu cấp, bệnh nhân cần thẩm phân chẩn đoán tình trạng bệnh. Khi bị hạ đường huyết lúc đói, biểu hiện đầu tiên xuất hiện ở người lớn không có chuyển bệnh hóa bẩm sinh hoặc không có rối loạn nội tiết rõ ràng thì những khả năng chẩn đoán chủ yếu bao gồm: chứng tăng insulin do u tế bào β tụy hoặc do sử dụng insulin (hay sulfonylurea) thiếu kiểm soát và hạ đường huyết do các khối u ngoài tụy không tiết insulin. Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn liên quan với giảm chức năng gan như suy gan hay nghiện rượu cấp.

Hạ đường huyết sau bữa ăn có thể phân loại thành hạ đường huyết sớm (trong vòng 2 – 3 giờ sau bữa ăn) hoặc muộn (từ 3 – 5 giờ sau bữa ăn). Tình trạng hạ đường huyết sớm có thể xảy ra khi chuyển nhanh lượng carbohydrate đã ăn vào trong ruột, hấp thu nhanh glucose và tăng tiết insulin – một loại hormone có tác dụng hạ đường huyết. Trong một số trường hợp, nó là biểu hiện cho sự hoạt động quá tích cực của hệ thần kinh phó giao cảm, cũng có khi nó là hậu quả do khiếm khuyết trong phản ứng điều hoà ngược, chẳng hạn như thiếu hormone tăng trưởng, glucagon, cortisol hoặc các đáp ứng của hệ thần kinh tự quản.

Hạ đường huyết sau bữa ăn có thể phân loại thành hạ đường huyết sớm (trong vòng 2 – 3 giờ sau bữa ăn) hoặc muộn (từ 3 – 5 giờ sau bữa ăn).

Hạ đường huyết liên quan với rượu là do tình trạng tiêu glycogen của gan kết hợp với việc ức chế sản xuất glucose do rượu. Điều này hay gặp nhất ở những người nghiện rượu kém dinh dưỡng nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ ai không có khả năng ăn uống sau cơn say rượu, viêm dạ dày và nôn ói.

Hạ đường huyết do bệnh lý miễn dịch là một trong những trường hợp cực hiếm. Khi đó, kháng thể kháng insulin hay kháng thể với thụ thể insulin sẽ xuất hiện tự phát. Trong trường hợp đầu, cơ chế này sẽ liên quan tới việc tăng phân ly khỏi hệ tuần hoàn của insulin bị gắn. Khi tìm thấy kháng thể với thụ thể insulin, phần lớn bệnh nhân không có hạ đường huyết mà sẽ mắc chứng gai đen và có đái tháo đường kháng insulin nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong diễn biến bệnh ở những bệnh nhân này, các kháng thể kháng thụ thể insulin nhất định sẽ xuất hiện với hoạt động chủ vận, giống như tác dụng của insulin gây ra tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho các bạn về các loại hạ đường huyết tự nhiên ở người lớn. Để biết chính xác mình đang trong tình trạng hạ đường huyết cụ thể nào, các bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được tham khám và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *