Người bị hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì để khắc phục?

Hạ đường huyết được xác định bởi yếu tố nồng độ glucose trong đường máu thấp hơn mức bình thường. Bệnh có thể do nhiều yếu tố gây ra, vậy hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì để khắc phục?

Hãy đặt an toàn lên hàng đầu khi bị hạ đường huyết

Nếu bạn bị hạ đường huyết, thì bạn nên đi khám bác sĩ để sớm loại trừ các nguyên nhân khác làm hạ đường huyết. Ví dụ như hạ đường huyết liên quan đến nội tạng là do các bệnh lý như gan, thận, khối u hoặc thiếu hụt hormone. Hạ đường huyết cũng có thể do dùng thuốc như là thuốc trị tiểu đường. Để điều trị bệnh hạ đường huyết hiệu quả lúc này, chúng ta nên điều trị từ bệnh lý tiềm ẩn trước.

Ngoài ra, bạn cũng cần được nhận lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, xem hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì. Bởi chế độ ăn của bạn cần đáp ứng được bản khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng với hàm lượng calo, protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người trưởng thành.

Cuối cùng là bạn cần theo dõi triệu chứng hạ đường huyết của mình và cho mọi người biết. Bạn có thể quan sát các triệu chứng hạ đường huyết như là lo lắng, bực bội, đói, run rẩy, chóng mặt… và hãy nhờ đồng nghiệp hoặc người thân hỗ trợ để chăm sóc y tế nếu bạn có dấu hiệu hạ đường huyết, mục tiêu chính là đưa nồng độ glucose trong máu về lại bình thường.

Hãy đến thăm khám bác sĩ và theo dõi các triệu chứng của hạ đường huyết.

Hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì?

Một khi đã bị hạ đường huyết, bạn nên thay đổi chế độ ăn để hỗ trợ cho quá trình hồi phục đường huyết. Đầu tiên hãy lưu ý hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì thông qua nội dung dưới đây.

Ăn các loại thực phẩm giàu protein: Bởi protein cung cấp các acid amin cho cơ thể, giúp xây dựng mô nạc và ổn định lượng đường trong máu. Nếu tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu protein thì sẽ giúp giảm các triệu chứng của hạ đường huyết. Các thực phẩm có nguồn protein tối ưu là những loại có ít chất béo bão hòa và không gồm cả da, như là thịt trắng, gia cầm, cá, lòng trắng trứng…

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt sẽ không bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến. Chúng cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, như là vitamin thuộc nhóm B. Người bị hạ đường huyết cần ăn bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như là bánh mì, lúa nương, lúa mạch… Ngoài ra, những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể cải thiện tình trạng chóng mặt mệt mỏi của mình bằng cách dùng ngũ cốc nguyên hạt.

Uống nước ép trái cây hoặc soda: Bởi khi lượng đường trong máu giảm đi đáng kể có thể khiến cơ thể bị chóng mặt đột ngột và dữ dội. Khi chúng ta bổ sung các loại nước ép trái cây hoặc soda sẽ giúp bổ sung lại lượng đường trong máu.

Hạn chế uống thức uống có cồn và chứa caffeine: Hai loại đồ uống này sẽ khiến cho tình trạng hạ đường huyết trầm trọng hơn. Thức uống có cồn sẽ làm hạ nồng độ glucose trong máu của bạn, còn caffeine làm kích thích sản sinh adrenaline khiến cho cơ thể phát sinh các phản ứng tiêu cực như toát mồ hôi, tăng nhịp tim, ngất…

Khi đã biết hạ đường huyết nên uống gì và ăn gì, bạn nên thay đổi khẩu phần và tần suất bữa ăn cho phù hợp. Bữa ăn cần được cân bằng đầy đủ, chứa cả các carbohydrate phức hợp, protein và các thực phẩm giàu chất xơ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *