Nguyên nhân nấm lưỡi gây hôi miệng

Nấm lưỡi gây hôi miệng không chỉ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, bên cạnh đó đây còn là căn bệnh gây suy nhược cơ thể, làm người bệnh mất cảm giác ăn ngon. Nhưng đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tạm biệt chứng hôi miệng cũng như nấm lưỡi ngay tức thì.

Có rất nhiều nguyên nhân bị hôi miệng. Điển hình có thể kể đến như do chế độ sinh hoạt hàng ngày, do ăn uống. Và một trong những nguyên nhân hàng đầu đó chính là nấm lưỡi gây hôi miệng.

Nấm lưỡi gây hôi miệng – nguyên nhân do đâu?

Nấm lưỡi là tình trạng bề mặt lưỡi, bên trong khoang miệng xuất hiện những mảng bợn trắng bám cực kỳ chắc và dai. Nếu người bệnh có tác động bằng cách cạo các mảng bám khi đánh răng, thì có khả năng sẽ bị chảy máu, hoặc đau rát vùng bị tác động. Nấm lưỡi gây hôi miệng là do các mảng bám này trong khoang miệng.

Đối tượng mắc bệnh này thường là những người bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nội khoa hoặc sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng có thể kế đến một số nguyên nhân sau đây:

  • Do đeo răng giả.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng.
  • Đối tượng sử dụng kháng sinh với liều cao trong thời gian dài, sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng.
  • Người có thói quen hút thuốc.
  • Người bị bệnh hen suyễn và phải hít thuốc corticosteroid trong khoảng thời gian dài.

Vừa rồi là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin. Bên cạnh đó, bệnh nấm lưỡi còn do bệnh nhân mắc một số căn bệnh như:

  • HIV/AIDS: Do người nhiễm HIV có hệ miễn yếu. Vì thế mà nấm miệng có điều kiện phát triển. Không chỉ vậy, người nhiễm HIV còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh khác.
  • Ung thư: Khi người bệnh sử dụng những biện pháp điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị, thì hệ miễn dịch cũng dần suy yếu. Chính điều này làm gia tăng nguy cơ bị nấm lưỡi gây hôi miệng.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị hoặc kiểm soát không tốt bệnh. Những trường hợp này, trong nước bọt sẽ có chứa một lượng đường lớn, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển dẫn đến nấm lưỡi gây hôi miệng.

Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hôi miệng.

Triệu chứng của tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng

Nấm lưỡi gây hôi miệng không chỉ làm cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, mà còn khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể nếu không được điều trị. Do nấm lưỡi khiến người bệnh mất cảm giác khi ăn, ăn không ngon. Vậy nên khi thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng điển hình dưới đây, bạn nên ngay lập tức đi điều trị, không chỉ để tránh bệnh hôi miệng, mà còn để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Triệu chứng điển hình của nấm lưỡi gây hôi miệng bao gồm:

  • Lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng hay amidan xuất hiện những mảng bám màu trắng;
  • Trong miệng bị đỏ, đau nhức vì vậy khi ăn sẽ cảm thấy khó khăn;
  • Các mảng bám khi bị tác động sẽ gây đau mặc dù chỉ cào nhẹ;
  • Trong miệng cảm giác như có bông, khóe miệng bị nứt và đỏ (nhất là những đối tượng đeo răng giả);
  • Thậm chí người bệnh không còn cảm giác khi ăn.

Tuy nhiên nấm lưỡi gây hôi miệng sẽ không còn là vấn đề nếu như người bệnh điều trị tận gốc bệnh nấm lưỡi.

Điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng như thế nào cho hiệu quả?

Điều trị nấm lưỡi không chỉ giúp bạn tránh khỏi tình trạng hôi miệng, mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng, các bệnh về nướu răng. Cách điều trị bệnh nấm lưỡi hiệu quả nhất đó chính là vệ sinh, giữ gìn khoang miệng sạch sẽ.

Một số lời khuyên sau đây sẽ “đánh bay” bệnh nấm lưỡi, bệnh hôi miệng cũng như các vấn đề về nướu.

Dùng tỏi để chữa bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng. Nhiều người vẫn cho rằng ăn tỏi là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Nhưng thực ra, trong tỏi có chứa những thành phần làm sạch lưỡi và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn tốt.

Bên cạnh tỏi, nha đam cũng tiêu diệt vi khuẩn bám ở lưỡi và nướu rất tốt. Cách làm là dùng một thìa nước ép nha đam để súc miệng, bạn có thể súc miệng vài lần trong ngày.

Muối cũng là một nguyên liệu rất tốt trong việc làm sạch lưỡi của bạn. Bạn nên thực hiện chà lưỡi bằng muối hai lần vào sáng và tối, súc miệng bằng nước muối mỗi buổi sáng để loại bỏ vi khuẩn trong cổ họng và khoang miệng. Bạn cũng có thể sử dụng những loại nước súc miệng từ thảo mộc để hỗ trợ cải thiện tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng.

Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên thì việc lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp cũng rất quan trọng cho quá trình làm sạch răng miệng. Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có bề mặt chà lưỡi. Và hãy nhớ thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng nhé. Đặt biệt, bạn nên từ bỏ việc hút thuốc lá, cũng như rượu bia. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng, gây ra chứng hôi miệng.

Bài viết vừa cung cấp cho bạn một số thông tin điển hình về bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn chặn hôi miệng đó chính là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn không được chủ quan mà nên đi khám hôi miệng nếu hơi thở có mùi khó chịu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh hôi miệng hoặc nấm lưỡi, vui lòng gặp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *