AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta có chính xác không?

AirVisual hiển thị thông tin về chất lượng không khí tại nhiều điểm đo tại các thành phố, nhưng con số lại chênh khá nhiều so với số liệu từ các ứng dụng khác. Vậy cách AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta có chính xác không?

Thời gian qua, thông tin về ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam được quan tâm nhiều hơn. Ứng dụng và website AirVisual đang đứng đầu trong các lượt tải về ở Việt Nam để người dân theo dõi tình trạng không khí ở nước ta. Tuy nhiên, AirVisual đo chỉ số không khí thế nào?

Đặc biệt, đáng chú ý là ứng dụng này liên tục xếp Hà Nội là thành phố có chất lượng không khí ô nhiễm nhất trên thế giới – chủ yếu là vào thời điểm buổi sáng, sau đó vị trí này có thể bị thay đổi vào các thời điểm khác trong ngày.

Chính việc xếp hạng trên đã khiến tâm lý dư luận e ngại, rất nhiều người dân có cảm giá lo lắng và đã tải AirVisual để tiện theo dõi chất lượng không khí tại nơi mình sinh sống.

Hiện nguyên nhân khiến AirVisual quyết định tạm thời ngừng truy cập và tải ứng dụng đối với người dùng Việt Nam hiện vẫn chưa được đơn vị sở hữu ứng dụng làm rõ. Tuy nhiên, việc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bất ngờ lọt vào top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong những ngày qua đã khiến một bộ phận dư luận cảm thấy hoang mang, lo lắng.

AirVisual là gì?

AirVisual là tên ứng dụng và website của IQAir AirVisual. Tổ chức IQAir AirVisual được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ.  Đây là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí. 

Dữ liệu của IQAir AirVisual được thu thập từ các trạm quan trắc không khí của nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu. Thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu của IQAir AirVisual là chỉ số bụi mịn PM2.5 trong không khí.

AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta thế nào?

Bà Louise Watt, phát ngôn viên của IQAir AirVisual cho biết, tại Hà Nội, IQAir AirVisual đo chỉ số không khí bằng cách thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí, gồm có 10 trạm thuộc chính phủ. Đó là mạng lưới quản lý chất lượng không khí Hà Nội, Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc , Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và các tổ chức phi chính phủ. 

Tại TP. Hồ Chí Minh, IQAir AirVisual đo chỉ số không khí bằng dữ liệu từ 7 trạm gồm Lãnh sự quán Mỹ và các tổ chức phi chính phủ gồm các đối tác của AirVisual. 

Kết quả AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta đứng vị trí cao nhất thế giới về mức độ ô nhiễm

AirVisual sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính từ Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội và hệ thống quan trắc chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ. Đây đều là 2 nguồn dữ liệu có chất lượng. Tuy nhiên nguồn từ Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội có tốc độ cập nhật dữ liệu chậm.

Các chỉ số nhìn thấy tại Cổng thông tin này thường không phải là dữ liệu thời gian thực. Trong khi đó, hệ thống quan trắc chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ tuy có độ tin cậy cao nhưng vẫn có rủi ro.

Sáng 7/10, AirVisual đã dừng cập nhật số liệu từ 5 điểm quan trắc, giảm số điểm quan trắc ở Hà Nội từ 13 xuống còn 8. Đáng chú ý, nhiều điểm quan trắc trong số này thường cho dữ liệu mâu thuẫn, cao bất thường trong thời gian qua ở một số địa điểm.

AirVisual hiển thị thông tin về chất lượng không khí tại nhiều điểm đo tại các thành phố, nhưng con số lại chênh khá nhiều so với số liệu từ các ứng dụng khác, khiến người dùng nghi ngờ AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ra có thật sự chính xác.

AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta có chính xác không?

Trước những thông tin do IQAir AirVisual cung cấp về chất lượng không khí đáng báo động của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mấy ngày gần đây, nhiều người cảm thấy nghi ngờ về kết quả đo của đơn vị này. 

Để đánh giá chính xác chất lượng không khí của một thành phố, cần phải so sánh số liệu từ nhiều trạm, với mỗi trạm được đo vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày thì mới có khả năng tin cậy cao.

Bên cạnh dữ liệu chính từ Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội và hệ thống quan trắc chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ, AirVisual đo chỉ số không khí thông qua các khách hàng là cá nhân, tổ chức mua thiết bị đo của hãng. Độ tin cậy của dữ liệu từ nguồn này thường thấp vì không thường xuyên được bảo dưỡng và hiệu chuẩn để tăng độ chính xác.

Ngoài ra, còn một cách AirVisual đo chỉ số không khí là sử dụng số liệu không phải từ trạm đo thực tế mà thông qua ảnh vệ tinh. Các dữ liệu viễn thám này sau khi được đưa vào mô hình tính toán sẽ cho ra kết quả là các chỉ số chất lượng môi trường không khí. Tuy nhiên, kết quả thường không khách quan và có độ chênh lệch cao.

Vì thế, người dùng chỉ nên đánh giá kết quả AirVisual đo chỉ số không khí ở nước ta như một nguồn dữ liệu tham khảo, không nên quá lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta đứng đầu thế giới.

Các số liệu đo chỉ số không khí từ AirVisual chỉ mang tính chất tham khảo

Bên cạnh việc tham khảo kết quả AirVisual đo chỉ số không khí, bạn có thể tìm hiểu thêm ở một số trang web, ứng dụng app như Moitruongthudo.vn, Pam Air, Fairnet, Aqicn.org… để có cái nhìn khách quan hơn về tình trạng ô nhiễm của nước ta nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *