Những dấu hiệu của dậy thì và thời gian dậy thì đúng chuẩn ở trẻ

Dậy thì hay còn gọi là giai đoạn vị thành niên là một mốc vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Thông thường trẻ sẽ bước vào giai đoạn dậy thì từ khi 14-19 tuổi với những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần. Là ba mẹ chúng ta cần biết giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì cũng như những biểu hiện bên ngoài để có cách chăm sóc và giáo dục đúng cách.

WHO quy định lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên, cũng có nghĩa con bạn sẽ bước vào giai đoạn dậy thì trong khoảng thời gian này.

Dậy thì được chia làm 3 dạng chính: dậy thì sớm trong khoảng 10-13 tuổi, dậy thì đúng tuổi là trong khoảng 14 -16 tuổi và từ 17-19 được gọi là dậy thì muộn. Hãy cùng tìm hiểu về tuổi dậy thì của trẻ và những đặc điểm của nó nhé.

Những dấu hiệu dậy thì ở bé trai

Tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ, và đối với bé trai thì nó sẽ hình thành nhân cách một cách mạnh mẽ nhất. 

Dấu hiệu dậy thì ở bé nam

Thay đổi giọng nói:

Hay dân gian thường gọi là vỡ giọng. Lúc này trên cổ trẻ sẽ xuất hiện cục yết hầu rõ rệt, từ đó làm cho dây thanh quản rộng ra và làm cho giọng nói thay đổi. Tùy thể trạng của từng trẻ mà giọng sẽ trầm hơn hoặc khàn đi đột ngột, dần dần sau này sẽ hình thành 1 chất giọng nam tính hơn.

Có tính cách mạnh mẽ hơn:

Trẻ có dấu hiệu của sự độc lập hơn như muốn ngủ riêng, không muốn thay đồ trước mặt người lớn hoặc đôi khi ngỗ nghịch hơn. Vì vậy mới nói giai đoạn này trẻ sẽ hình thành đặc điểm tính cách 1 cách rõ rệt hơn. Có trẻ sẽ tỏ ra chín chắn, nhưng đôi khi sẽ hình thành những thói quen xấu mà cha mẹ cần rèn giũa cẩn thận.

Cơ quan sinh dục phát triển:

Ở bé trai cũng bắt đầu xuất hiện những giấc mộng tinh. Theo thời gian thì vùng lông mao trên cơ thể cũng phát triển ở những bộ phận như chân tay, ngực, bụng…

Phát triển trí tuệ:

Trẻ em nam tuy không phát triển về hình thể rõ rệt như các bé gái nhưng về mặt trí tuệ sẽ phát triển mạnh hơn. Lúc này trẻ sẽ năng động, thích tìm tòi và suy luận những cái mới, đôi khi về vấn đề học tập nhưng có 1 số trẻ lại rẽ sang những hướng khác như thể thao, game hoặc các hoạt động vui chơi giải trí khác.

Những dấu hiệu dậy thì ở bé gái

Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi rõ rệt về hình thức rõ rệt hơn so với những bé trai. Về mặt tâm sinh lý thì bé gái có nhiều phức tạp hơn vì giai đoạn này trẻ bắt đầu xuất hiện những thay đổi rất rõ rệt như:

Vóc dáng cơ thể:

Một số trẻ sẽ thấy hoảng hốt khi thấy ngực phát triển lớn hơn, vùng kín xuất hiện nhiều thay đổi. Điều này chứng tỏ hormone nữ giới đang phát triển mạnh và giúp trẻ hình thành 1 bộ phận sinh dục nữ hoàn chỉnh như: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng.

Kinh nguyệt:

Biểu hiện rõ rệt nhất khi con bước vào tuổi dậy thì, và có khả năng làm mẹ. Những kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường không đều và có nhiều rối loạn và những khó chịu trong những ngày hành kinh khiến bé dễ bị khủng hoảng, hoang mang về tâm lý.

Nổi mụn:

Đi kèm với việc có kinh nguyệt thì nhiều bé gái cũng thấy đau đầu với việc trên mặt xuất hiện lấm tấm mụn, từ mụn đầu đen đến mụn trứng cá. Vì thế, các mẹ nên nhớ hướng dẫn con cách chăm sóc da mặt đúng cách nhé. 

Trở nên nhạy cảm hơn với những mối quan hệ xung quanh: so với những bé trai thì bé gái sẽ cảm thấy dễ xấu hổ, tự ti khi bước vào tuổi dậy thì. Những tình cảm yêu đương nam nữ cũng sẽ dần xuất hiện vì vậy trong giai đoạn này mẹ hãy nhớ chú ý đến những tâm lý bất thường ở trẻ.

Những dấu hiệu dậy thì ở bé gái mẹ cần chú ý

Ba mẹ cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì

Ngoài những thay đổi về mặt thể chất trẻ có thể thích ứng nhanh nhưng những thay đổi về mặt tâm lý thì trẻ cần có sự giúp đỡ từ cha mẹ. Tuổi vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách và lối sống của trẻ sau này, vì vậy các bậc làm cha mẹ cần:

  • Dành thời gian cho con và giải đáp những thắc mắc cũng như những khó khăn trong việc thay đổi thể trạng, cũng như tâm lý.
  • Định hướng cho con trong việc học tập, sở thích và tình cảm bằng cách thấu hiểu, đóng vai trò là 1 người bạn để tâm sự cùng con, không nên quá áp đặt trẻ vì dễ dẫn đến sự chống đối hoặc khiến con bị trầm cảm.
  • Giúp con vượt qua những trở ngại khi dậy thì như mọc nhiều lông hơn, mụn nhiều hơn… bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm sóc da, chăm sóc cơ thể đúng cách. 
  • Đặc biệt khi con bước vào tuổi dậy thì cũng là thời điểm quan trọng để phát triển hình thể và trí tuệ, vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp.
  • Giáo dục giới tính cho con bằng cách hướng dẫn những cách tự bảo vệ bản thân khỏi bị quấy rối, đặc biệt là cho những bé gái về việc quan hệ yêu đương và tình dục an toàn. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *