Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết bạn cần biết

Hạ đường huyết là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay. Nếu chỉ thỉnh thoảng hạ đường huyết do bỏ bữa bạn có thể khắc phục bằng cách bổ sung đường. Nhưng nếu hạ đường huyết thường xuyên bạn cần làm xét nghiệm, dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp điều trị thích hợp.

Các triệu chứng lâm sàng khi hạ đường huyết

Do đường là một trong những nguồn năng lượng chính cho cơ thể nên khi hạ đường huyết thường sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và hệ thần kinh.  

Người bị hạ đường huyết thường có cảm giác đói cồn cào, tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, vã mồ hôi, da tái nhợt,…Một số triệu chứng do thiếu glucose não có thể gây mất ý thức, đau đầu, co giật và hôn mê.

Hầu hết các triệu chứng sẽ dai dẳng và kéo dài cho đến khi cơ thể có đủ lượng đường cần thiết. Các biểu hiện ban đầu của hạ đường huyết chỉ người bệnh mới có thể cảm nhận và nhận ra, thường thì nếu người khác nhìn vào sẽ không thể nhận thấy cho đến khi các triệu chứng trở nên trầm trọng. Nhiều người bệnh cũng không thể mô tả được cảm giác của mình. Vẫn chưa có được tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết nào cho người khác có thể nhận biết ngoài việc người bệnh lên tiếng về tình hình sức khỏe. Chính vì thế, ngay khi cảm thấy mệt lả người bệnh cần nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh, tránh tình trạng đường hạ thấp quá mức.

Xét nghiệm và thăm dò chức năng hạ đường huyết

Xét nghiệm đường máu mao mạch là một trong các biện pháp sàng lọc nhanh để chẩn đoán nồng độ glucose máu. Khi nồng độ glucose máu thấp hơn 1,7 mmol/L thì được xem là hạ đường huyết. Tại nhà, người bệnh cũng có thể dùng các máy đo đường huyết để theo dõi kiểm tra.

Ngoài ra, khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ còn được xét nghiệm hạ đường huyết để tìm kiếm các nguyên nhân gây hạ đường máu. Một số nguyên nhân thường gặp như nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, rối loạn chức năng gan thận, uống bia rượu, suy nhược cơ thể…

Xét nghiệm đường huyết là một trong các biện pháp sàng lọc nhanh để chẩn đoán nồng độ glucose máu

Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường và người không bị tiểu đường tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết là khác nhau. Người bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường có khả năng có hạ đường huyết rất cao.

Chẩn đoán hạ đường máu ở người bệnh tiểu đường

  • Có các triệu chứng lâm sàng của hạ đường huyết, nhất là triệu chứng kích thích thần kinh hoặc thiếu glucose não.
  • Nồng độ glucose trong máu thấp < 2,8 mmol/L (50 mg/dL).

Chẩn đoán hạ đường huyết ở người bệnh không bệnh tiểu đường

Người không bị tiểu đường có tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết gồm 3 yếu tố theo nghiên cứu Whipple:

  • Có triệu chứng lâm sàng của hạ đường huyết như đã nêu ở trên.
  • Nồng độ glucose máu thấp < 2,8 mmol/L (50 mg/dL) tại thời điểm triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện.
  • Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện và tự phục hồi sau khi bổ sung glucose.

Tùy vào mức độ hạ đường và các triệu chứng lâm sàng mà sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp. Nhưng cần hết sức thận trọng với các biểu hiện của hạ đường huyết, nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán để biết chính xác mức độ bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *