Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?

Trẻ khi bị tiêu chảy nên thường hay mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cha mẹ thường hay đặt ra câu hỏi: Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?

Bởi, dù trẻ bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được, vì vậy phải cho trẻ uống bù nước ngay khi biết trẻ bị tiêu chảy.

1. Thế nào là tiêu chảy ở trẻ em?

Tiêu chảy ở trẻ là trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thông thường, những bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 – 10 lần/ngày. Những bé từ 1 – 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 3 lần/ngày, nhưng số lần đi ngoài còn tùy theo từng bé, có bé đi ngoài ngay sau bữa ăn, có bé 2 ngày đi ngoài 1 lần, có bé 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phân mềm, đóng khuôn, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ được chia thành 3 loại chính đó là:

  • Tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy kéo dài: khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
  • Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân, đó là thời điểm vào mùa nóng vì điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn và thời điểm vào mùa lạnh, dễ tạo điều kiện cho virus lây lan khiến trẻ bị tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.

2. Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?

Trẻ khi bị đi ngoài phân nhiều nước nên thường bị mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi con bị tiêu chảy nên uống gì thì việc đầu tiên chính là bù nước và điện giải.

Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch oresol, oresol II, viên hoặc gói hydrite. Trẻ bị tiêu chảy nên uống những dung dịch bù nước như oresol đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân:

  • Mỗi gói oresol lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói oresol với nửa lít nước)
  • Mỗi gói oresol II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.

Khi con bị tiêu chảy thì việc đầu tiên chính là bù nước và điện giải Oresol

Dung dịch bù nước, điện giải oresol đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Con bị tiêu chảy nên uống gì thì nếu như không có dung dịch oresol thì cha mẹ có thể nấu nước cháo muối (một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch – tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.

Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ được tính như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
  • Trẻ 2 – 10 tuổi: Cho trẻ uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
  • Trẻ trên 10 tuổi: Cho trẻ uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài.

Nếu trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, bị tiêu chảy nên uống gì thì cha mẹ hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây.

Một số trẻ khi tiêu chảy còn kèm theo triệu chứng nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho trẻ uống từng ít một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa, trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.

Nếu như trẻ đã nôn nên đợi 10 phút sau đó mới tiếp tục cho trẻ uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì khi con được bù nước, điện giải đủ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Cho bé uống gì khi bị tiêu chảy thì các bác sĩ khuyến khích bà mẹ cho bú mẹ khi trẻ đòi uống. Khi trẻ bú mẹ xong, tiếp tục cho uống dung dịch oresol. Bà mẹ không nên cho trẻ ăn trong suốt 4 giờ đầu tiên điều trị bằng oresol.

Khi thấy những dấu hiệu sau đây, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến tái khám:

  • Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục);
  • Nôn tái diễn;
  • Khát nhiều hơn, khóc không có nước mắt, mắt trũng và khô, lưỡi khô, nếp véo da mất chậm.
  • Ăn uống kém hoặc bỏ bú, li bì, mệt lả.
  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị;
  • Sốt cao hơn và có máu trong phân.

4. Lưu ý khi bù điện giải chữa tiêu chảy ở trẻ em

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng thuốc Oresol cần phải tuân theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Nếu pha quá đặc hoặc quá loãng sẽ khiến áp lực thẩm thấu của Oresol bị thay đổi dẫn đến tình trạng ruột không hấp thụ được nước mà còn khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.

Sau 24h pha, lượng Oresol còn thừa phải được bỏ đi và pha gói mới vì thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 24h.

Pha dung dịch Oresol bằng nước để nguội, không dùng nước khoáng để pha vì trong nước khoáng có các ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải có trong dung dịch. Không được đun sôi dung dịch Oresol sau khi pha.

Trước khi uống, khuấy đều hoặc lắc kỹ dung dịch Oresol, pha xong cần uống ngay, uống càng nhiều nước càng tốt.

Không nên pha Oresol với sữa, canh hay nước trái cây như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì thì Oresol là một loại thuốc khá an toàn khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng mua được ở các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bất cứ một loại thuốc nào cũng vậy, chúng đều sẽ có những tác dụng phụ nhất định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng Oresol bạn cần tuân thủ các quy định sử dụng cũng như nghe lời khuyên của dược sĩ y sĩ nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *