Xét nghiệm uốn ván liệu có cần thiết hay không?

Liệu xét nghiệm uốn ván có thật sự cần thiết để tìm ra bệnh? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi uốn ván thật sự là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Hãy bỏ túi ngay cách chẩn đoán và xét nghiệm uốn ván để chủ động bảo vệ bản thân nhé.

Uốn ván là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh khởi nguồn từ độc tố của vi khuẩn. Chúng vẫn thường được tìm thấy trong bụi bẩn, đất và chất thải động vật.

Loại vi khuẩn này tồn tại dưới hình dạng bào tử và rất khó diệt trừ. Bởi ngoài khả năng chịu nhiệt thì chúng còn có thể kháng được nhiều loại hóa chất, thuốc khác. Khi tấn công vào hệ thần kinh, cơ thể chúng ta sẽ thấy đau đớn do co thắt cơ. Từ đó, bệnh nhân sẽ có nguy cơ nghẹt thở, thậm chí là tử vong. Cũng bởi thế mà việc nhận biết bệnh từ sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng nhận biết thì liệu xét nghiệm uốn ván có thật sự cần thiết?

Phương pháp chẩn đoán bệnh và xét nghiệm uốn ván

Xét nghiệm uốn ván

Để xét nghiệm uốn ván, có thể bác sĩ sẽ lấy một miếng gạt cọ lên vết thương. Sau đó mẫu vật sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để xem có khuẩn uốn ván không. Ngoài ra, thì bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu nữa.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì việc xét nghiệm uốn ván cũng ít có giá trị. Bởi rất hiếm khi tìm được vi khuẩn uốn ván từ chỗ bị nhiễm khuẩn. Và sự đáp ứng kháng thể thường cũng không phát hiện được.

Do đó, thay vì xét nghiệm uốn ván thì người ta thường chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Đặc biệt là thông qua việc khám cơ bắp và thần kinh.

Chẩn đoán uốn ván thông qua triệu chứng lâm sàng

Việc chẩn bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng của uốn ván. Bởi hiện nay vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm uốn ván đặc hiệu.

  • Bệnh nhân có vết thương trên cơ thể và nghi ngờ là cửa ngõ.
  • Triệu chứng đầu tiên và luôn luôn xuất hiện là cứng hàm.
  • Các cơ bị co cứng liên tục theo thứ tự lần lượt là đầu mặt cổ, thân, tứ chi.
  • Xuất hiện cơn co giật ở trên nền co cứng.
  • Người bệnh chưa tiêm phòng bao giờ.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng phải lưu ý chẩn đoán phân biệt bệnh với nhiều bệnh có triệu chứng tương tự; như là phân biệt triệu chứng cứng hàm với viêm tấy amidan, viêm quanh răng… Hoặc phân biệt cơn giật cứng với viêm màng não, cơn Tetani (giảm canxi máu gây nên)…

Vết thương trên cơ thể có thể là cửa ngõ cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Cách điều trị khi mắc uốn ván

Việc đầu tiên bạn cần làm khi nghi mình mắc uốn ván chính là đến bệnh viện ngay. Bởi uốn ván là căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi tới bệnh viện, bạn sẽ được cho sử dụng huyết thanh chống uốn ván. Nhờ đó, toàn bộ độc tố chưa tấn công tế bào thần kinh của cơ thể sẽ được trung hòa.

Tiếp theo, vùng bị thương của bạn sẽ được làm sạch. Và bạn sẽ được tiêm vaccine uốn ván để ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tiêm vaccine uốn ván rồi không có nghĩa là bạn được miễn nhiễm hoàn toàn. Bởi để tránh tái nhiễm, bạn cần tiêm một liều nhắc lại theo đúng chỉ định chuyên khoa.

Lộ trình điều trị bệnh uốn ván sẽ do chính bác sĩ của bạn quyết định. Bởi việc xét nghiệm uốn ván không chẩn đoán được bệnh hiệu quả. Cho nên, hầu hết các bác sĩ đều lựa chọn chủ động chữa trị nếu nghi ngờ mắc phải. Thay vì phải chờ và theo dõi làm mất thời gian không đáng có.

Việc chẩn đoán uốn ván dựa trên triệu chứng lâm sàng. Mà triệu chứng lâm sàng này càng nặng thì công tác chữa trị càng cần gấp rút. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa uốn ván đặc hiệu. Thế nên đối tượng chính của việc điều trị chính là các triệu chứng và biến chứng liên quan.

Để điều trị, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc dùng để kiểm soát co thắt cơ như thuốc giảm đau trong nhóm benzodiazepine. Hoặc bệnh nhân cũng có thể được kê liều kháng sinh khi điều trị. Bởi tuy không hiệu quả mấy với bệnh, nhưng kháng sinh có thể ức chế vi khuẩn uốn ván tự sinh sản. Từ đó, hỗ trợ làm giảm quá trình sản xuất độc tố trong cơ thể.

Tiêm vaccine là cách ngừa uốn ván hiệu quả nhất hiện nay.

Để hạn chế diễn biến của uốn ván

Bệnh nhân cũng nên lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt. Bởi nó sẽ giúp hạn chế diễn biến của căn bệnh khó chịu này phần nào:

  • Lập tức rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
  • Điện thoại cho bác sĩ ngay khi bị thương mà không biết mình có cần tiêm vaccine không.
  • Khi có triệu chứng co giật cơ, khó thở, khó nuốt cũng phải gọi bác sĩ ngay.
  • Phụ huynh cần lưu ý bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ sơ sinh cần tiêm uốn ván. Hãy đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi cho bé. Kể cả người lớn cũng cần tiêm phòng sau 10 năm kể từ lần tiêm cuối, để đảm bảo phòng bệnh tối ưu. Ngoài ra, nếu là sản phụ thì bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván để tránh rủi ro cho cả mẹ và bé.

Vậy là bạn đã biết được việc xét nghiệm uốn ván có thật sự cần thiết hay không. Cũng như là phải dùng phương pháp nào để chẩn đoán bệnh. Hãy nhớ rằng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm vaccine uốn ván vẫn là biện pháp hữu hiệu hơn cả.

Đồng thời, nếu có vết thương nghiêm trọng hay chấn thương gì thì bạn hãy đến bác sĩ ngay. Đừng chờ đợi các triệu chứng xuất hiện, mà hãy đi khám ngay nếu nghi ngờ mắc uốn ván. Tuyệt đối đừng chờ bệnh trở nặng và không kịp điều trị, sẽ dẫn đến nguy cơ không mong muốn nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *