Cơ sở khoa học của khổ qua hạ đường huyết bạn nên biết

Từ xưa, khổ qua hạ đường huyết được dùng như một vị thuốc và có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh khác, vậy cơ sở khoa học của nó là gì?

Cơ sở khoa học của khổ qua hạ đường huyết

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho biết trái khổ qua (mướp đắng) có chứa các glucosid triterpenic, chất hạ đường huyết, protein, 17 loại acid amin thiết yếu và không thiết yếu, lipid, sắc tố lycopen, các vitamin và khoáng chất có lợi… 

Trong trái khổ qua có chứa các hợp chất như charantin và momordicin có khả năng ức chế hoạt động của alpha glucosidase, một enim kiểm soát quá trình hấp thu đường ở ruột.

Do đó, dùng mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Ngoài ra, loại quả này còn có chứa polypeptide P – hợp chất hoạt động tương tự như insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Tương tự, chất chiết xuất từ quả và hạt khổ qua cũng thúc đẩy phân giải phần đường, có tác dụng chuyển hóa phần đường dư thừa thành năng lượng, cải thiện tình trạng cân bằng chất béo trong cơ thể. Do vậy, nên dùng nước khổ qua hằng ngày đối với người có mức đường huyết hơi cao.

Vị đắng đặc thù của khổ qua có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Khổ qua sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, tốt cho gan mật, làm mát máu.

Ngoài tác dụng hạ đường huyết, khổ qua còn có một số tác dụng dược lý khác như có hoạt tính chống ung thư đặc biệt là các tế bào lympho ác tính, kìm khuẩn mạnh, ức chế bào tử nấm, hạt Khổ qua còn có tác dụng diệt giun tròn.

Cách sử dụng khổ qua hạ đường huyết

Uống nước ép khổ qua

Uống nước ép khổ qua vào mỗi buổi sáng giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Nếu chịu được vị đắng của khổ qua, bạn có thể lấy quả tươi, loại bỏ hạt, ép lấy nước hoặc xay nhuyễn với một chút nước để uống vào mỗi buổi sáng. Thực hiện biện pháp này thường xuyên sẽ giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Trà khổ qua hạ đường huyết

Một cách sử dụng rất thuận tiện trong quá trình chế biến mà bạn có thể tự làm nó ở nhà bạn đó là sử dụng khổ qua ở dạng khô để pha trà.

Cách pha trà: Bạn hãy lấy vài lát mướp đắng khô, đun sôi cùng với một ly nước và uống 2 lần/ngày.

Khổ qua có thể dùng dưới dạng khô để hạ đường huyết.

Sử dụng khổ qua chế biến món ăn

Nếu đang lo lắng không biết hạ đường huyết ăn gì thì có thể sử dụng khổ qua để chế biến nhiều món ăn hằng ngày như: trứng xào mướp đắng, mướp đắng xào thịt, các món canh, hầm mướp đắng với thịt… cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hạ đường huyết.

Lưu ý: trong các món canh, khổ qua được cho vào sau cùng, không nấu quá kỹ làm mất đi các enzim, các khoáng chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trong trái khổ qua.

Nếu bạn không thích vị đắng của khổ qua hãy thử tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có chiết xuất từ khổ qua giúp hạ đường huyết. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *