1. Vị trí của Chức năng dây chằng là gì và có mấy loại?
Dây chằng là các cơ bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau.
Về cấu tạo, dây chằng gồm một dải các bó mô liên kết sợi cứng tạo thành từ các sợi collagen, các bó được bảo vệ bởi các lớp mô liên kết không đều dày đặc. Theo các chuyên gia y tế, có hàng trăm dây chằng trong cơ thể chúng ta phân bố ở các vùng khớp vai, cổ, lưng, đầu gối, cột sống, khớp háng….,chúng khác nhau về hình thù và kích thước nhưng đều dễ bị ảnh hưởng khi gặp các tác động mạnh, có thể dẫn tới tình trạng kéo giãn hoặc đứt dây chằng, đặc biệt là dây chằng bên ngoài khớp gối.
2. Cấu tạo của Chức năng dây chằng là gì và có mấy loại?
Dây chằng có các chức năng chính:
- Kết nối xương với xương khác để tạo thành khớp, giữ vai trò quan trọng trong việc sắp xếp trật tự khớp xương và điều khiển sự trượt, lướt trơn tru của bề mặt khớp, giúp cơ thể vận động.
- Ở một vài khu vực như chân và sống lưng, dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ bộ xương và làm cho cơ thể giữ được hình hài đặc trưng.
- Dây chằng xương có các đầu dây thần kinh cảm giác riêng biệt giúp cung cấp thông tin quan trọng cho đơn vị gân để duy trì tư thế.
- Một số dây chằng lại hạn chế khả năng di chuyển của khớp nối hoặc ngăn chặn các cử động nhất định, đặc biệt xảy ra khi bị chấn thương.
Như vậy, dây chằng có vai trò quan trọng đối với hệ thống cơ và xương khớp, góp phần hình thành các cử động của cơ thể. Việc hiểu rõ chức năng dây chằng sẽ giúp người bệnh nắm được cách bảo vệ và giảm thiểu các chấn thương về dây chằng hơn.
3. Các bệnh thường gặp
- Chấn thương dây chằng chéo sau
- Chấn thương dây chằng chéo trước
4. Những vấn đề cần lưu ý
4.1 Phương pháp bảo vệ dây chằng
Một trong số những chấn thương dây chằng phổ biến nhất là chấn thương dây chằng bên ngoài khớp gối. Đây là khu vực thường xuyên vận động và dễ bị tác động bởi lực gây đứt, rách hoặc giãn dây chằng. Rất khó để ngăn chặn chấn thương dây chằng khớp gối, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương bằng một số biện pháp bảo vệ sau:
- Tập các bài tập nhẹ nhàng thường xuyên để giữ các cơ khỏe mạnh ổn định. Ví dụ: đứng lên ngồi xuống, duỗi thẳng và xoay tròn các khớp, nâng chân nâng tay, căng bắp chân bắp tay, các động tác chuyên biệt trong yoga…giúp tăng cường sức mạnh khớp và cơ, giảm đau nhức mỏi.
- Chú ý khởi động căng giãn các cơ trước khi bắt đầu tập các bài tập nặng hơn, tránh thay đổi hoạt động đột ngột mà nên từ từ chuyển sang động tác mới
- Tránh các tư thế gây hại cho dây chằng ở khớp gối như: ngồi xổm, ngồi gác chéo chân; quỳ, gánh cử tạ ở mức thấp, khuân vác vật nặng..đều khiến khớp gối chịu lực và dễ bị ảnh hưởng về lâu dài.
- Khi đi lại, tập thể thao đều nên chọn giày ôm vừa chân, độ thấp vừa phải để tạo sự thăng bằng thật tốt. Người tập thể thao nên mang giày đúng loại thiết kế cho từng môn, việc mang giày sai loại hoặc không đủ chuẩn có thể làm đau bắp chân, đôi khi gây đau gối.
- Nên chú ý giữ ấm đầu gối vì phần này thiếu sự bảo vệ của cơ, thịt và mỡ nên ít được cung cấp nhiệt năng, không nên để đầu gối bị lạnh hoặc ẩm vào mùa đông.
4.2 Phương pháp điều trị tạm thời chấn thương dây chằng ở khớp gối
Nếu bị chấn thương dây chằng ở đầu gối ở mức độ nhẹ đến vừa có thể tự lành, song song với các chỉ dẫn từ bác sĩ, bạn có thể chăm sóc theo các phương thức sau để tăng tốc quá trình hồi phục:
- Nẹp đầu gối: đặt băng kẹp, dây đai lên đầu gối để giảm sưng và cố định khớp gối, bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm
- Thả lỏng nghỉ ngơi đầu gối, tránh gây áp lực lên đầu gối và nếu có thể hãy sử dụng nạng một thời gian. Mỗi khi ngồi hoặc nằm xuống thì nên nâng đầu gối lên.
- Chườm đá mát từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng khu vực chấn thương. Có thể chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi nào hết sưng.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, naproxyn hoặc ibuprofen sẽ giúp giảm đau và sưng tấy đáng kể.
- Nếu bác sĩ đề nghị, có thể thực hành các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường chức năng vận động. Nhưng cũng nên tập ở mức độ vừa phải để tránh gây đau.
Nếu như người bệnh có các dấu hiệu, triệu chứng trở nặng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp để kiểm tra, chụp chiếu (X-quang, MRI) để xác định chính xác tình trạng bệnh, mức độ giãn, đứt dây chằng và nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguồn: Vinmec