Tầm soát bệnh lý tự miễn

1. Tổng quan về Tầm soát bệnh lý tự miễn

Tên khoa học: Tầm soát bệnh lý tự miễn

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Bệnh tự miễn khá phổ biến với nhiều loại bệnh khác nhau. Xét theo diện tổn thương, bệnh tự miễn dịch được chia làm 2 nhóm chủ yếu là nhóm các bệnh tự miễn dịch hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống… và nhóm các bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan như viêm tuyến giáp tự miễn, viêm gan tự miễn.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoạt động nên quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh được gọi chung là bệnh lý tự miễn dịch. Do biểu hiện nhiều bệnh tự miễn dịch khá giống nhau nên việc chẩn đoán phân biệt các bệnh tự miễn dịch khá khó khăn. Tầm soát bệnh lý tự miễn dựa trên xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) sẽ giúp chẩn đoán chính xác xem người bệnh có đang mắc phải bệnh lý tự miễn hay không để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Lupus ban đỏ
  • Viêm khớp dạng thấp

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Chỉ định tầm soát bệnh lý tự miễn dựa trên xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) khi:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Đau giống viêm khớp ở một hay nhiều khớp
  • Ban đỏ (trong bệnh lupus, ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt)
  • Da nhạy cảm với ánh sáng
  • Rụng tóc
  • Đau cơ
  • Tê hay châm chích ở bàn tay hay bàn chân
  • Viêm và tổn thương nhiều cơ quan và mô, bao gồm thận, phổi, tim, nội tâm mạc, hệ thần kinh trung ương, và các mạch máu.

Chống chỉ định:

Không có chống chỉ định tuyệt đối

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không xâm lấn.
  • Giúp hạn chế nguy cơ biến chứng do bệnh lý tự miễn gây ra.
  • Giảm thiểu thời gian và chi phí khi điều trị bệnh
  • Phòng tránh hoặc hạn chế tối đa những khó chịu mà các bệnh gây ra

Nhược điểm:

Một vài tình trạng nhiễm trùng, viêm gan tự miễn và xơ gan tắc mật nguyên phát cũng như các bệnh lý đã được đề cập ở trên có thể có kết quả ANA dương tính.

4. Quy trình thực hiện – Tầm soát bệnh lý tự miễn

Bước 1: Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch của người bệnh và cho ống nghiệm.

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

  • Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Anti-ANA ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .
  • Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.
  • Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Tầm soát bệnh lý tự miễn là xét nghiệm không xâm lấn nên sẽ không làm bệnh nhân đau và hoàn toàn không độc hại.

5. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh nên biết về những tác nhân có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Các loại thuốc có thể gây ra kết quả âm tính giả gồm các thuốc có chứa Steroid.
  • Trước khi tiến hành tầm soát bệnh lý tự miễn, người bệnh nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Xét nghiệm được dùng cho mục đích hỗ trợ chẩn đoán. Chẩn đoán lâm sàng xác định không nên chỉ dựa vào kết quả của một xét nghiệm đơn lẻ, mà nên được quyết định bởi bác sĩ sau khi có tất cả các kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm liên quan đến toàn bộ t́nh trạng của bệnh nhân. 

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *