Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên sữa

1. Tổng quan về Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên sữa

Tên khoa học: Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên sữa

Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Dị ứng sữa bò là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Khai thác kỹ tiền sử kết hợp với các test lẩy da là rất cần thiết trong việc chẩn đoán mức độ nặng của bệnh.

Test lẩy da được thực hiện dựa trên cơ chế của các phản ứng dị ứng type I (theo phân loại của Gell và Coombs). Khi đưa một lượng  nhỏ thuốc vào tổ chức da người bệnh dị ứng, nếu là dị nguyên đặc hiệu sẽ kết hợp với kháng thể reagin gắn ở tổ chức dưới da.

Phức hợp DN-KT sẽ tác động lên màng mastocyte, làm giải phóng các hoá chất trung gian chủ yếu là histamin, gây ra phản ứng tại chỗ (ban, sẩn, mày đay…). Căn cứ vào tính chất của tổn thương trên da để đánh giá kết quả của phản ứng.

Đây là kỹ thuật cơ bản chẩn đoán đặc hiệu các dị nguyên gây dị ứng bằng tìm IgE đặc hiệu trên da thông qua phản ứng kháng nguyên kháng thể làm giải phóng tế bào MAST

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân có chỉ định sữa có khả năng gây dị ứng cho bệnh nhân

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân đang có tình trạng dị ứng cấp tính
  • Bệnh nhân đang có tổn thương vùng da định thử test
  • Chú ý: Bệnh nhân đang dùng các thuốc kháng histamine hoặc corticoid bôi da có thể làm phản ứng bị âm tính

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Đây là kỹ thuật cơ bản chẩn đoán phản ứng quá mẫn do thuốc. Cần triển khai nơi có đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ (Khoa cấp cứu, ICU, phòng test có e-troly). Không cần trang thiết bị gì đặc biệt.

Test lẩy da là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện trên bệnh nhân nghi ngờ dị ứng và có nhiều thuận lợi như dễ thực hiện và tương đối an toàn cho người bệnh, có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp hơn so với test trong da.

4. Quy trình thực hiện – Test lẩy da (Prick test)

Bước 1.  Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra các thông tin về bệnh nhân, chỉ định thử test…
  • Ghi chép phiếu theo dõi.

Bước 2:  Thực hiện kỹ thuật

  • Vị trí thực hiện: mặt trước cẳng tay.
  • Dùng bơm tiêm loại 1ml, kim nhỏ ngắn 1-2 cm.
  • Nhỏ 1 giọt dung dịch nhỏ mỗi loại dị nguyên hô hấp lên ô nhỏ sẵn trên da sau đó dùng đầu kim tiêm gây vết chích hoặc vết xước tại ô đó , mỗi chỗ cách nhau ít nhất 3cm.
  • Đọc kết quả sau 30-60 phút.
  • Phản ứng dương tính yếu (+) khi xuất hiện những mảng màu hồng hoặc đỏ trên vùng da thử nghiệm, phản ứng dương tính mạnh (++ hoặc +++) khi xuất hiện những mụn nước hoặc vết loét. Nếu một đáp ứng miễn dịch nhìn thấy hình thành một vết đỏ, mày đay mụn nước hoặc vết loét thì có thể kết luận là bệnh nhân đó mẫn cảm với dị nguyên hô hấp đã thử.
  • Tư vấn và trả kết quả cho bệnh nhân.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Xuất hiện mảng màu hồng hoặc đỏ trên vùng da thử nghiệm.
  • Xuất hiện mụn nước hoặc vết loét.
  • Xuất hiện vết đỏ, mày đay.

=> Đây là những phản ứng đáp ứng miễn dịch, các hiện tượng sẽ tự hết mà không cần biện pháp can thiệp.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Có thể xảy ra sốc phản vệ sau thử cần chuẩn bị thuốc để cấp cứu

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Bệnh nhân đang dùng các thuốc kháng histamine hoặc corticoid bôi da có thể làm phản ứng bị âm tính

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *