Thóp trẻ sơ sinh có chức năng gì?

1. Vị trí của Thóp trẻ sơ sinh

Thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn đó là phần đỉnh đầu.

Thóp trẻ sơ sinh (hay còn gọi là cửa đỉnh đầu) được phân làm 2 phần là thóp trước và thóp sau. Phần thóp trước có hình thoi là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

2. Cấu tạo của Thóp trẻ sơ sinh

  • Thóp trước với kích thước trung bình khoảng 1,5 × 2cm, dao động từ 0,6 – 3,6cm. với trẻ sinh non hay đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau và nhờ vào hình dạng thóp mẹ có thể biết sức khỏe của trẻ như thế nào.
  • Say khi đứa trẻ chào đời gần như thóp sau khép lại (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn).  Thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục hơn so với thóp sau. Thóp đầu ở trẻ sinh non và trẻ đủ tháng đề tương tự nhau. Khi trẻ < 24 tháng hai thóp này sẽ dần đóng kín.
  • Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Hiện tượng thóp phồng ở trẻ sơ sinh là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé.     

Hình dạng của thóp như một hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5cm tới 3 x 3cm. Kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất có một sự chênh lệch khá lớn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần là do kích thước đầu của bé quy định. Một phần khác là do di truyền. Nhưng một sự thật rất thú vị là thực đơn của người mẹ trong thai kỳ lại mang tính quy định hơn cả. Nếu trong thời gian bầu bí, mẹ bổ sung nhiều thức ăn, thức uống giàu canxi thì kích thước thóp của trẻ sinh ra cũng sẽ nhỏ hơn.

3. Chức năng của Thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau và cũng là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Nhờ những lớp màng sợi này mà đầu bé có thể thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để ra đời thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ lọt lòng, thóp cũng đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài nếu bị ngã.

4. Những vấn đề cần lưu ý

4.1 Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn

Những hiện tượng thóp đóng sớm hoặc muộn hơn thời điểm cần thiết có thể có một bệnh lý đang tiềm ẩn cần có sự tư vấn của các bác sĩ. 

Trường hợp thóp đóng sớm. Thóp khép sớm sẽ làm cản trở đại não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ. Có những lý do để thóp đóng sớm:

  • Bẩm sinh
  • Xương đầu hoặc  của trẻ sẽ cốt hóa sớm
  • Do mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài
  • Trong nhiều trường hợp viêm não khiến đại não ngừng phát triển gây nên hiện tượng đóng thóp sớm.

Thóp đóng muộn: Khi quá thời gian nếu thóp không đóng lại hoặc tiếp tục mở rộng khi trẻ thêm tuổi rất có thể vì do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng khiến xương chậm cốt hóa. Mặt khác có thể do não to bất thường dẫn đến tình trạng thóp đóng muộn.

4.2 Nhận biết tình trạng sức khỏe trẻ qua thóp

  • Khi trẻ đang thiếu nước có nghĩa là thóp trước lõm. Với trẻ bình thường, thóp bằng phẳng. Nếu quan sát sẽ thấy thóp phập phồng theo nhịp tim trẻ. Có thể cảm nhận phần da mềm và lõm xuống khi sờ lên đỉnh đầu,.
  • Để quan sát, bố mẹ có thể nhìn hoặc sờ để biết tình trạng sức khỏe của con. Khi thấy thóp trẻ có  những dấu hiệu bất thường nên cho trẻ đi khám.
  • Thóp trước phồng lên trông đầy đặn khác thường, bé hay khóc kèm theo sốt, nôn mửa và co giật. Có nghĩa rằng chứng tỏ nội sọ tăng áp lực, một trong những biểu hiện của úng não thủy.,viêm màng não,  hoặc huyết áp.
  • Khi trẻ nôn hoặc tiêu chảy hay tình trạng suy dinh dưỡng nặng thì thóp trước lõm có thể quan sát được trẻ đang thiếu nước
  • Tình trạng thóp phồng ở trẻ sơ sinh bất thường, , mẹ nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể bé bị viêm màng não, viêm não do tăng áp lực nội sọ.
  • Ngoài ra, việc thóp phồng cũng là dấu hiệu cho thấy bé bị tràn dịch, viêm mủ màng phổi, xuất huyết nội sọ thậm chí thành khối u não. Mẹ cần đặc biệt chú ý và đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Thóp lõm ở trẻ sở sinh  có nguy cơ cao bị mất nước cấp tính. Biểu hiện phổ biến là tình trạng tiêu chảy trong thời gian dài, sốt cao, ra mồ hôi quá nhiều… Không những thế, bé còn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sút cân nhanh chóng do không hấp thu đầy đủ canxi, vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Mỗi khi trẻ khóc, thóp lồi lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.

4.3 Những thói quen ảnh hưởng đến thóp của trẻ

  • Giữ ấm quá mức: Các mẹ luôn được khuyên là nên đội mũ che thóp cho trẻ khi vừa sinh ra. Nhưng khi bé khoảng 3 tháng thì việc này không cần thiết nữa. Nếu đội quá lâu, trẻ bị nóng ra nhiều mồ hôi dễ dẫn đến ốm, sốt. Giữ ấm cho trẻ cũng phải đúng cách như khi ra ngoài phải che chắn cẩn thận, sau khi tắm phải lau khô đầu trẻ ngay.
  • Cho trẻ nằm gối sớm: Xương đầu của trẻ sơ sinh rất mềm và còn yếu, nếu nằm gối sớm xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm, ảnh hưởng đến đầu và thóp. Vì thế trong giai đoạn đầu mẹ chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm kê đầu cho trẻ khi nằm bú.
  • Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm: Theo nghiên cứu, cắt tóc sớm cho trẻ sẽ không an toàn cho thóp. Vì sau 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền và cắt tóc khi này là phù hợp nhất. Nếu không cẩn trọng khi cắt tóc sẽ làm tổn thương da đầu bé. 

Thóp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Mỗi biểu hiện khác thường ở thóp bé đều cho thấy bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Thế nên bố mẹ cần lưu ý phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở thóp bé để có cách chữa trị kịp thời cho trẻ.

Nhiều cha mẹ thường bảo vệ thóp cho trẻ bằng cách cho bé đội mũ trong vài ngày đầu sau sinh khi thời tiết trở lạnh. Theo các bác sĩ, đây là việc làm rất tốt để giúp giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ. Ngoài ra, để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ tốt nhất, các bậc phụ huynh nên:

  • Giữ ấm cho bé.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi khi cần thiết.
  • Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để phòng chống còi xương. Bạn cũng chú ý không cho trẻ tắm nắng vào thời gian từ 10 – 14h vì sẽ gây hại cho làn da của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ.

Tóm lại, thóp trẻ sơ sinh là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra ở bộ phận này như thóp bé bị phồng, bị lõm, quá lớn, quá nhỏ, đóng sớm hoặc đóng muộn,… thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *