Vị trí và chức năng cổ tử cung

1. Vị trí của Cổ tử cung

Vị trí của cổ tử cung là phần sau của tử cung dạng như miệng cá đường kính từ 2-4cm nối tiếp âm đạo với tử cung, có thành dày màu hồng nhạt và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ ở trung tâm, còn thân tử cung là nơi phát triển và chứa đựng bào thai. Cổ tử cung là nơi quan trọng để phòng ngừa các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.

2. Cấu tạo của Cổ tử cung

Cấu tạo cổ tử cung chỉ là một lỗ khá nhỏ, kích thước có khả năng thay đổi theo giai đoạn nhất định của cơ thể như trong một số ngày rụng trứng, có kinh nguyệt hoặc trong sinh nở kích cỡ của cổ tử cung sẽ giãn rộng hơn so với kích thước trung bình từ 2 -10mm.

Lỗ cổ tử cung chia tử cung làm 2 phần: phần trên âm đạo và phần nằm trong âm đạo và hai phần đó được xem như cổ trong và cổ ngoài tử cung. Cổ ngoài được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, còn cổ trong lợp bởi biểu mô trụ đơn. Biểu mô lát tầng gồm nhiều lớp: lớp đáy gồm các tế bào hình khối vuông, nhân bầu dục và có trục vuông góc với màng đáy. Lớp cận đáy với các tế bào bầu dục hoặc đa diện, giữa các tế bào có các cầu nối liên bào. Lớp vảy (Malpighi) gồm 6-12 hàng tế bào sáng, bào tương nhiều và cầu nối liên bào rõ rệt. Lớp bề mặt gồm các tế bào dẹt, nhân nhỏ. Biểu mô trụ đơn: gồm một hàng tế bào hình trụ cao, nhân nằm cực đáy và bào tương chứa nhiều chất nhầy

Tế bào cổ tử cung dễ bị tổn thương bởi sự phát triển của các tế bào bất thường ở độ tuổi dậy thì, trong lần mang thai đầu tiên và vài tuần đầu sau khi sinh con. Thông thường điểm giao nhau nơi da của âm đạo nối tiếp với da của tử cung hướng về phía tử cung và các tế bào được bảo vệ. Tại những thời điểm dễ bị tổn thương, điểm nối này mở rộng về phía âm đạo vì vậy các tế bào nhạy hơn với những thay đổi và chất gây ung thư.

Cấu tạo của Cổ tử cung

3. Chức năng của Cổ tử cung

Chức năng cổ tử cung là đưa máu ra ngoài, cản trở các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, giúp trứng gặp tinh trùng.

Không chỉ thế, cổ tử cung cũng nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể phái nữ. Cổ tử cung là cấu trúc đảm nhiệm chức năng sản xuất dịch nhầy để tạo cơ hội thuận lợi cho giai đoạn kết hợp, giúp tinh trùng có thể dễ dàng vận động vào sâu bên trong tử cung để tới ống dẫn trứng cũng như thụ thai.

Ngoài ra, bộ phận này còn có vai trò bảo vệ sự phát triển thông thường của thai nhi trong bụng mẹ, ngăn chặn tạp khuẩn có hại gây tác động tới thai nhi. Đối với những trường hợp sinh thường, cổ tử cung có khả năng tự giãn nở chiều dài để thai nhi có thể chào đời

4. Các bệnh thường gặp

Các giai đoạn của bệnh Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung
  • Polyp cổ tử cung
  • Loạn sản cổ tử cung

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *