Cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt qua nội soi

1. Tổng quan về Cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt qua nội soi

  • Tên khoa học: Cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt qua nội soi
  • Tên thường gọi: Cắt đốt nội soi phì đại lành tính tuyến tiền liệt
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Phương pháp cắt đốt nội soi phì đại lành tính tuyến tiền liệt là phương pháp cắt bỏ khối u phì đại tiền liệt tuyến (UPDTLT) bằng máy cắt nội soi qua đường niệu đạo, can thiệp này được thực hiện dưới sự gây tê tủy sống. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa dụng cụ nội soi vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo để tiến hành cắt nhỏ khối u xơ, sau đó cầm máu bằng dao điện, sau đó hút chúng ra ngoài qua ống nội soi.

Phương pháp này được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt với các ưu điểm: ít đau, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn, đảm bảo tính thẩm mỹ, giảm thiểu tối đa các biến chứng trong và sau mổ: Chảy máu, nhiễm khuẩn so với phương pháp mổ mở.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định Cắt u phì đại lành tính

Chỉ định

  • Áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hoặc khi bệnh đã gây biến chứng.
  • Ứng dụng cho bệnh ở giai đoạn 2, u  60 – 70g.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, nội soi có thể được áp dụng ngay cả khi khối u xơ >80gram như phì đại đơn thuần thùy giữa, ở người già yếu có bệnh lý phối hợp, có chống chỉ định mổ thông thường…..
  • Bí đái hoàn toàn, kể cả sau rút ống thông niệu đạo
  • Bí đái không hoàn toàn có nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu, điều trị nội thất bại
  • Đái máu tái diễn do UPDTLT
  • Túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang do UPDTLT
  • Nhiễm khuẩn niệu tái diễn
  • Suy thận (nên điều trị hết suy thận trước khi cắt nội soi)
  • UPĐTLT làm ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ hoặc cản trở nghề nghiệp (tương
  • đối)

Chống chỉ định:

  • Hẹp niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt (không đặt được máy nội soi)
  • Cứng khớp háng (không nằm được tư thế sản khoa)
  • Rối loạn đông máu
  • Bệnh nội khoa nặng hoặc đang tiến triển (tim mạch, hô hấp…)
  • Người rối loạn tâm thần (tương đối )

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật Cắt u phì đại lành tính

Ưu điểm:

  • Cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt qua nội soi là phương pháp không có đường mổ nên cảm giác về mặt thẩm mỹ và tâm lý tốt.
  • Bệnh nhân sau mổ cảm thấy nhẹ nhàng do ít đau, nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu.
  • Thời gian nằm viện ngắn, chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.

Nhược điểm:

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể xảy ra một số biến chứng như thương tổn vỏ Tuyến tiền liệt và thủng, thương tổn lỗ niệu quản, thương tổn cơ thắt ngoài dẫn đến đái không tự chủ, chảy máu (hay xảy ra, đáng sợ nhất, u xơ càng to thì càng dễ chảy máu), viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, bất lực, áp-xe quanh bàng quang.

4. Quy trình thực hiện Cắt u phì đại lành tính

Bước 1: Chuẩn bị

  • Người thực hiện: bác sĩ ngoại chuyên khoa I, II; bác sĩ chuyên khoa tiết niệu
  • Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật nội soi tiết niệu đường dưới
  • Thăm khám toàn diện, thăm trực tràng, thăm dò niệu đạo định lượng PSA
  • Hoàn thành hồ sơ: Bệnh án theo quy định

Bước 2: Tiến hành

  • Kiểm tra hồ sơ: Biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê.
  • Kiểm tra người bệnh: Đúng người bệnh, đúng bên thương tổn đã đánh dấu
  • Kỹ thuật
    • Đặt máy vào bàng quang (nên nong niệu đạo trước khi đặt), kiểm tra dụng cụ nội soi
    • Soi kiểm tra bàng quang, sỏi bàng quang, hình thái tuyến tiền liệt, ụ núi
    • Cắt đốt TLT từ trung tâm ra ngoại vi
    • Người bệnh già yếu nên cắt vừa đủ để tiểu thông tốt
    • Rạch niệu quản lấy sỏi, kiểm tra lòng niệu quản thông tốt
    • Nên đặt ống thông niệu quản trong mổ (sonde JJ hoặc modelage). Khâu niệu quản bằng chỉ vicryl 4/0, 5/0.
    • Quan sát tổng thể phẫu trường, dụng cụ, lấy sỏi ra ngoài, đặt dẫn lưu, đóng các lỗ trocar.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trong 3 ngày đầu sau mổ, bệnh nhân được rửa bàng quang liên tục qua ống thông niệu đạo bàng quang. Ống thông niệu đạo được rút ra sau 3 đến 4 ngày. Bệnh nhân sẽ ra viện sau khi bác sĩ kiểm tra những lần tiểu tiện đầu tiên. Khám lại với bác sĩ điều trị sau 3 hoặc 4 tuần.
  • Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cần uống 2-3 lít nước hàng ngày để “rửa sạch” bàng quang.
  • Có thể có các biểu hiện khác: Đái gấp, đái buốt, đái nhiều lần,… kéo dài khoảng 1 tháng vì đây là thời gian cần có để liền sẹo. Trong thời gian này phải tránh giao hợp và đặc biệt phải tránh xa bằng xe đạp hoặc mô tô. Không được dùng rượu bia và thức ăn có gia vị.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Rách phúc mạc: Khâu lại hoặc dùng dụng cụ vén tạng nội soi để mở rộng phẫu hậu trường
  • Tổn thương mạch máu: Trong mổ cần phẫu tích thận trọng, xác định rõ các mốc giải phẫu, bình tĩnh xử trí tai biến nếu cân có thể chuyển mổ mở.
  • Nếu có biểu hiện đái máu đỏ tươi hoặc máu cục hay bí đái cần đến bệnh viện ngay. Tất cả sẽ được xử lý đơn giản qua việc bơm rửa bàng quang, thông bàng quang.

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Sau khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm chứa các nội tiết tố thiên nhiên như Isoflavone, Lignane, có tác dụng ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt như: đậu nành, đậu xanh, giá đỗ…

Bên cạnh đó nên kiêng ăn các loại mỡ động vật, hạn chế ăn thịt động vật chứa nhiều chất đạm, tránh uống rượu và đồ uống có caffein như trà và cà phê.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *