Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi?

Con thấp còi khiến cha mẹ lo lắng về tương lai của bé. Lúc này phụ huynh cần biết được cách phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng mới giúp được con.

Trong độ tuổi từ 1 – 3 trẻ có nhu cầu dinh dưỡng, canxi và DHA rất lớn để phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Nếu chẳng may không được bổ sung đầy đủ dinh dướng sẽ sớm bị suy dinh dưỡng, còi xương, thấp lùn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Khi thấy con có các dấu hiệu như sau cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể bé bị suy dinh dưỡng:

  • Trẻ tăng cân chậm: Cân nặng chính là chỉ số quan trọng nhất để nói về sự phát triển thể chất của trẻ. Khi bước vào độ tuổi từ 1 tới 3, chiều cao và cân nặng của bé tăng chậm, khó nhận thấy hơn trước. Chính vì thế nhiều ông bố bà mẹ lại lơ là không theo dõi thường xuyên sự phát triển của con. Nhưng nếu khoảng 3 tháng liền thấy cân nặng giữ nguyên rất có thể bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ chậm cao lớn: Bên cạnh việc theo dõi chỉ số cân nặng mẹ cần theo dõi cả chiều cao của bé. Trẻ suy dinnh dưỡng không chỉ nhẹ hơn bình thường 20% mà còn thấp hơn 10% so với chuẩn.
  • Bé mệt mỏi, kém linh hoạt, hay ốm: Trẻ bị suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thụ đủ chất dẫn tới thể lực yếu ớt. Không những thế, hệ miễn dịch của các bé không hoạt động hiệu quả nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Bé kém linh hoạt, ngại vận động, giấc ngủ rối loạn hay buồn bã và đôi khi tách biệt với các bạn.

Khi thấy con có những biểu hiện trên trước tiên cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Các bác sĩ nhi khoa sẽ đưa ra lời khuyên cho cha mẹ biết phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?

Việc chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng còi xương không chỉ đơn thuần là cho con uống thuốc bổ hay ăn uống nhiều hơn. Đây phải là một kế hoạch tổng thể để vừa bổ sung đủ chất vừa giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Xa hơn tạo cho con thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng cách thì mới phát triển toàn vẹn được.

Ăn uống vệ sinh

Phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng? Hãy cho bé đồ ăn hợp vệ sinh.

Người suy dinh dưỡng thường có hệ miễn dịch và tiêu hóa không được tốt. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên dành cho cha mẹ là phải để bé ăn thực phẩm vệ sinh. Cần cho bé ăn ngay sau khi nấu hoặc không quá 3 giờ. Tránh xa những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, ô nhiễm, dễ có nguy cơ khiến trẻ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Ngoài ra các dụng cụ nấu ăn cũng phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. Tốt nhất nên để riêng dụng cụ nấu ăn cho bé với các thành viên khác trong gia đình.

Vệ sinh cơ thể

Cha mẹ cần tạo thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. Với trẻ dưới 1 tuổi thì nên cho bé uống nước sau khi ăn, có thể dùng thêm dụng cụ vệ sinh lưỡi, lợi trẻ em. Trẻ trên 1 tuổi đã biết cách súc miệng nếu được hướng dẫn, cho bé súc miệng bằng nước muối loãng là tốt nhất. Trẻ lớn hơn cần phải giữ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Nhắc nhở bé tránh chạm tay vào nơi công cộng rồi đưa lên vùng mắt, miệng,… Không nên cho trẻ chơi dưới đất bẩn, không đưa đồ chơi lên miệng phòng tránh mắc bệnh giun sán.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Nếu phát hiện trẻ bị bất cứ bệnh gì (ví dụ bệnh về đường tiêu hóa) ảnh hưởng tới thể lực cần chữa trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Sau đó mới tập trung bổ sung dinh dưỡng. Nguyên tắc ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng mà mẹ có thể tham khảo là:

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi ngoài bú sữa mẹ cần ăn thêm khoảng 4 bữa ăn mỗi ngày. Trẻ lớn hơn khoảng 3 – 5 tuổi thì ăn 5 – 6 bữa/ngày.
  • Khi nấu ăn, ngoài dùng bột, cháo, cơm thì cần bổ sung thịt, cá, trứng, rau xanh, đậu đỗ. Cho bé ăn thêm hoa quả, nước ép rau củ.
  • Phải dùng loại dầu mỡ dành riêng cho trẻ em.
  • Cố gắng nấu những món hợp khẩu vị với trẻ và thay đổi món thường xuyên để bé hứng thú với đồ ăn.

Tăng cường vận động

Khuyến khích con tăng cường vận động để cải thiện thể lực.

Trẻ bị suy dinh dưỡng ngoài bổ sung đủ chất cho cơ thể bé cần được khuyến khích vận động nhiều hơn để gia tăng khả năng trao đổi chất. Lúc đầu chỉ cho bé chơi những trò vận động nhẹ nhàng. Khi bé lớn dần và thể lực tốt hơn hãy cho bé ra ngoài chơi, chơi các trò cần sự phối hợp của nhiều bạn bè. Xa hơn tạo cho bé đam mê với môn thể thao nào đó.

Thực hiện được những điềunhư trên chắc chắn con bạn sẽ sớm khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *