Chọc hút u giáp có hướng dẫn của siêu âm

1. Tổng quan về Chọc hút u giáp có hướng dẫn của siêu âm

  • Tên khoa học: Chọc hút u giáp có hướng dẫn của siêu âm
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Bác sĩ sẽ gây tê vùng trên cổ, sau đó dùng một cây kim rất nhỏ để chọc vào tuyến giáp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Sau đó tiến hành xem xét tế bào dưới kính hiển vi xem chúng có bất thường gì không. Các tế bào không bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các nhân giáp bất thường trên hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp
  • Các trường hợp u tuyến giáp (U nang hoặc bướu nhân hoặc ung thư giáp) có kích thước < 1cm.
  • Bệnh nhân có xét nghiệm hormon tuyến giáp (FT4 và TSH)

Chống chỉ định:

  • Các trường hợp tăng năng giáp
  • Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
  • Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95%
  • Thủ thuật nhanh đem lại kết quả cao, xác thực

3. Quy trình thực hiện – Chọc hút u giáp có hướng dẫn

  • Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
  • Xác định lại vị trí u giáp trên siêu âm, đường vào u gần nhất và dễ nhất.
  • Tiến hành đưa một kim nhỏ (có hoặc không có gắn bơm tiêm) qua vùng da vào u tuyến giáp đã xác định vị trí và hút tế bào của khối u bất thường qua kim nhỏ làm xét nghiệm. .
  • Thông thường chọc hút khoảng 2- 4 lần để có giá trị chẩn đoán cao hơn.
  • Sau chọc hút tế bào, bệnh nhân được sát trùng và băng ép vùng chọc dịch.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân hoạt động bình thường, không có cảm giác chóng mặt, không nhiễm trùng vùng vết thương.
  • Cần giữ sạch vùng chọc dịch trong vòng 24 giờ sau chọc hút tế bào.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu trong: Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút trong 10 phút.
  • Choáng: Xảy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch, xử lý bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ.
  • Nhiễm trùng: Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
  • Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tình trạng về các bệnh lý tim mạch, huyết học hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu, tình trạng dị ứng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *