Định vị kim dây trước phẫu thuật u vú dưới hướng dẫn của siêu âm

1. Tổng quan về Định vị kim dây trước phẫu thuật u vú dưới hướng dẫn của siêu âm

  • Tên khoa học: Định vị kim dây trước phẫu thuật u vú dưới hướng dẫn của siêu âm
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Định vị u vú trước phẫu thuật là kỹ thuật đặt kim dây vào vị trí các u không sờ thấy được, dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp phẫu thuật viên thuận lợi trong việc cắt bỏ u. 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư vú

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • U xơ tuyến vú lành tính  
  • Bệnh nhân có nhu cầu cắt bỏ u, 
  • Nang vú nhiễm trùng tái phát, phức hợp nang xơ hoá, u nhú (papiloma), 
  • Kết quả sinh thiết nghi ngờ hay thất bại, các tổn thương quá nhỏ (<5mm) sinh thiết kim lõi khó khăn.
  • Các tổn thương ác tính không sờ thấy trên lâm sàng, có chỉ định điều trị bảo tồn 
  • Các tổn thương u hoặc vi vôi hóa không sờ thấy trên lâm sàng, có chỉ định sinh thiết mở.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử dị ứng với thuốc tê Lidocain. 
  • Có bệnh lý rối loạn đông máu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phương pháp mới, hiện đại, ít xâm hại, giảm tối đa tổn thương nhu mô lành lân cận, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. 
  • Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, có thể sinh hoạt bình thường sau 1 ngày, chỉ gây tê tại chỗ, hầu như không để lại sẹo.

Nhược điểm:

  • Thực hiện sinh thiết mô nằm sâu bên trong vú có một nguy cơ nhỏ là kim đi qua thành ngực khiến khí thoát ra quanh phổi và gây xẹp phổi.
  • Nếu sau khi sinh thiết lõi bằng kim lớn mà kết quả chưa thể khẳng định, cần thiết tiến hành sinh thiết qua phẫu thuật.
  • Chỉ thực hiện thủ thuật này khi siêu âm cho thấy tổn thương một cách rõ rệt. Đối với các vi vôi hóa, ngay cả khi hiện diện dưới dạng chùm, siêu âm vẫn không cho thấy rõ bằng X quang. Vì thế, đòi hỏi phải sinh thiết dưới X quang định vị ba chiều.
  • Kích thước quá nhỏ của tổn thương cũng là một khó khăn nhất định cho thủ thuật này.

4. Quy trình thực hiện – Định vị kim dây trước phẫu thuật u vú

  • Đội mũ, đeo khẩu trang. 
  • Sát khuẩn tay bằng cồn. 
  • Đi găng vô khuẩn. 
  • Sát khuẩn vùng chọc bằng P.V.P Iodine. 
  • Trải săng vô khuẩn có lỗ lên người bệnh 
  • Bọc đầu dò bằng túi nilon vô khuẩn. 
  • Lấy thuốc tê Lidocain 2% 
  • Gây tê đường chọc kim tới vị trí sát bờ tổn thương dưới hướng dẫn của siêu âm 
  • Sinh thiết u vú dưới hướng dẫn của siêu âm giúp Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thấy được lộ trình của kim đi đến vùng bất thường trong mô tuyến vú
  • Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên vú, tại vị trí cần thực hiện sinh thiết. Sau đó, sử dụng máy siêu âm để hướng dẫn đưa kim đến vùng cần lấy mẫu mô. Tiếp theo, một vài mẫu mô và tế bào sẽ được lấy ra. Một cây kim nhỏ có thể được đặt ở khu vực cần lấy sinh thiết ở vú để đánh dấu nếu cần thiết.
  • Kết thúc thủ thuật. Siêu âm kiểm tra lại xem có tụ máu tại vị trí sinh thiết hay không. 
  • Cuốn gọn phần dây kim thừa bên ngoài. Băng vị trí chọc.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo khi sinh thiết nên có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc hơi đau một chút. Không để lại sẹo trên vú.
  • Khi tiêm thuốc tê, bệnh nhân cảm thấy căng vùng da nơi tiêm. Khi đâm kim sinh thiết vào, bệnh nhân cũng cảm giác căng tức một chút.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Ngộ độc thuốc gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê 
  • Tụ máu vị trí chọc
  • Tuột kim hoặc kim di lệch nhiều 

6. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy siêu âm vú 3D Invenia ABUS

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Bệnh nhân thay đồ bệnh nhân và trang sức có thể gây cản trở ở vùng sinh thiết.

Trước khi thực hiện sinh thiết bằng kim, bệnh nhân cần thông báo cho Bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng nếu có nhất là đối với thuốc gây tê. Nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, cần ngưng thuốc trên trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện thủ thuật

Bệnh nhân cũng nên thông báo về các tình trạng sức khỏe gần đây nhất.

Nên có người thân hoặc bạn bè đi cùng và đưa bệnh nhân về nhà sau khi thực hiện xong thủ thuật.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *