KT mê Tính mạch theo TCI

1. Tổng quan về KT mê Tính mạch theo TCI

  • Tên khoa học: KT mê Tính mạch theo TCI
  • Tên thường gọi: KT mê Tính mạch theo TCI
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật mê tĩnh mạch theo TCI là một trong những kỹ thuật gây mê hiện đại, dựa trên đánh giá nồng độ thuốc mê tác dụng đến cơ qua đích (não, huyết tương), do vậy tác dụng hiệu quả, đồng thời giảm tối thiểu các tác dụng không mong muốn do thuốc mê gây ra.

Kỹ thuật mê tĩnh mạch TCI đã được áp dụng từ năm 2001 nhờ bơm tiêm điện chuyên biệt

Phương pháp này được thực hiện hiện đang được áp dụng thường quy cho gây mê tĩnh mạch tại VMHP vì những ưu điểm mà nó mang lại.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Tất cả nội soi tiêu hóa dưới gây mê tại Vinmec đều thực hiện kỹ thuật gây mê tĩnh mạch TCI.
  • Bệnh nhân trên 70 tuổi.
  • Nội soi đường tiêu hóa.
  • Phẫu thuật hoặc các can thiệp đến thần kinh.
  • Các phẫu thuật đòi hỏi theo dõi sự phục hồi thần kinh sớm ví dụ như phẫu thuật cột sống.
  • Can thiệp hút trứng.
  • Phẫu thuật ngoại trú.
  • Bệnh nhân nhạy cảm, có nguy cơ tăng thân nhiệt ác tính.
  • Bệnh nhân có nguy cơ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật nội soi phế quản, các can thiệp laser tại phế quản.
  • Phẫu thuật cắt thùy phổi, cắt phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực.
  • An thần cho bệnh nhân gây tê vùng.
  • Gây mê và an thần cho các thủ thuật: chụp CT và các thủ thuật khác

Chống chỉ định:

  • Có tiền sử dị ứng thuốc mê
  • Có sẵn các bệnh tim mạch nặng, suy thận, suy gan.B13.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Là phương pháp gây mê hiệu quả, an toàn, giảm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tuần hoàn.
  • 100% bệnh nhân không gặp biến chứng khi thực hiện.
  • Bệnh nhân không bị dị ứng, sốc thuốc gây mê.
  • Bệnh nhân được khám tiền mê, tư vấn, giải thích rõ các lợi ích của gây mê tĩnh mạch theo TCI và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê. Hơn nữa với sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận (trung tâm nội soi) sẽ phát huy tối đa ưu điểm của trang thiết bị và được điều chỉnh kịp thời các thông số điều trị phù hợp với từng giai đoạn gây mê.
  • Là phương pháp gây mê hiệu quả, an toàn, giảm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tuần hoàn.
  • Hồi tỉnh nhanh sau 1 giờ gây mê có thể sinh hoạt trở lại bình thường, tạo cảm giác thoải mái sau thực hiện gây mê.
  • Giảm sử dụng thuốc mê, giảm chi phí điều trị.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Sau khi được BS GM thăm khám chỉ định phương pháp gây mê tĩnh mạch TCI cho bệnh nhân, giải thích lợi ích và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê TCI .

Bước 2: Tiến hành gây mê.

  • KTV gây mê cài đặt các thông số trên bơm tiêm điện TCI
  • BS Gây mê xác định nồng độ thuốc cần đạt để tác dụng trên tế bào não hoặc huyết tương
  • Truyền liên tục dung dịch thuốc mê qua bơm tiêm điện TCI

Bước 3: Kết thúc gây mê.

  • Theo dõi chức năng sống: M, HA, SpO2
  • Theo dõi các tác dụng không mong muốn (ức chế hô hấp, tim mạch)
  • Chăm sóc và theo dõi Catheter thân thần kinh và ghi chép phiếu theo dõi.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân sinh hoạt bình thường.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Không có biểu hiện bất thường.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Đảm bảo độ sâu gây mê phù hợp
  • Sử dụng liều thuốc phù hợp trên cơ sở kiến thức vững chắc về dược động học và dược lực học. Từ đó đảm bảo gây mê êm dịu và tỉnh nhanh.
  • Theo dõi độ sâu của gây mê (ví dụ như BIS) giúp duy trì độ sâu gây mê phù hợp, tránh được các tác dụng không mong muốn về tim mạch do quá liều (không cần thiết cho tất cả các bệnh nhân).
  • Đảm bảo đủ thuốc giảm đau, thuốc ức chế phản xạ
  • Tiêm ngắt quãng remifentanil hoặc truyền liên tục alfentanil phù hợp theo mức độ kích thích của phẫu thuật.
  • Sử dụng opioid như morphin and fentanyl liều cao có thể dẫn đến tỉnh chậm
  • Đảm bảo giảm đau tốt sau phẫu thuật khi sử dụng remifentanil, alfentanil (do có thời gian tác dụng ngắn).
  • Đảm bảo sự ổn định huyết động
  • Sự bất ổn định huyết động có thể xảy ra mặc dù sử dụng đủ thuốc mê và thuốc giảm đau.
  • Sử dụng các thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp liên tục cao.
  • Bù dịch, các thuốc vận mạch co bóp nếu huyết áp liên tục thấp.
  • Dùng atropin nếu mạch chậm.
  • Đảm bảo đủ thuốc giãn cơ
  • Propofol có tính chất giãn cơ yếu hơn so với các thuốc mê thể khí. Như vậy, liều thuốc giãn cơ có thể cao hơn khi sử dụng propofol để duy trì gây mê.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *