Lọc máu ngoài thận (CRRT)

1. Tổng quan về Lọc máu ngoài thận (CRRT)

  • Tên khoa học: Lọc máu ngoài thận (CRRT)
  • Tên thường gọi: Điều trị thay thế thận liên tục CRRT 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Khi bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, chức năng của cả hai thận đã bị mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Để cứu sống bệnh nhân và duy trì cuộc sống lâu dài, cần phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận. Lọc máu là biện pháp máu được lọc qua một màng bán thấm, nếu màng lọc là màng bụng thì được gọi là lọc màng bụng, nếu màng lọc là màng nhân tạo và máu được dẫn ra ngoài cơ thể bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể để lọc, được gọi là lọc máu ngoài cơ thể.

Kỹ thuật lọc máu liên tục qua đường tĩnh mạch (Continuos Veno-Venuos Hemofiltration – CVVH là phương thức lọc máu bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể được tiến hành chậm từ từ liên tục trong 24 giờ/ngày nhằm mục đích đào thải ra khỏi máu người bệnh một cách liên tục: Nước các chất hòa tan có trọng lượng phân tử trung bình ((TLPT từ 500 – 5000 Da: VTM B12, ure…), các chất tiền viêm. Tuy nhiên nếu sử dụng quả lọc high-flux có thể lọc được các chất có trong lượng phân tử 40.000 Da. Vì vậy kỹ thuật này thường được chỉ định cho những người bệnh suy thận có huyết động không ổn định, và cho những người bệnh nặng tại hồi sức cấp cứu: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc… 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Suy thận

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Với người bệnh nặng tại hồi sức cần chỉ định lọc máu càng sớm càng tốt trước khi có các biến chứng nặng đe dọa tính mạng xảy ra.
  • Người bệnh có chỉ định thở máy, tăng các chỉ số máy nguyên nhân liên quan đến tình trạng quá tải dịch. 
  • Người bệnh cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hoặc có rối loạn điện giải nhưng phải hạn chế dịch. 
  • Người bệnh có quá tải dịch > 10% nhưng cần phải truyền một khối lượng lớn thuốc, máu và các sản phẩm của máu.
  • Rối loạn điện giải nặng (K >= 6,5 mmol/l) toan nặng pH < 7,15=”” đe dọa tử vong không đáp ứng với điều trị nội khoa. 
  • Sốt xuất huyết: suy thận cấp có hoặc không kèm ARDS hoặc tổn thương gan 
  • Bệnh lý khác có suy đa cơ quan: Viêm tụy cấp, ong đốt, rắn cắn 
  • Người bệnh nặng tại hồi sức cấp cứu chưa có tổn thương thận cấp 
  • Nhiễm khuẩn nặng có sốc nhiễm khuẩn, có suy đa tạng theo tiêu chuẩn Goldstein (từ >= 2 cơ quan). 
  • Bệnh tay chân miệng >= độ 3 có rối loạn thần kinh phó giao cảm nặng (nhịp tim nhanh, vân tím, sốt cao liên tục khó hạ nhiệt..) có sốc hoặc hôn mê. 
  •  K > 6,5 mmol/l kh ng đáp ứng với điều trị nội khoa 
  • Ngộ độc cần lọc loại bỏ chất độc: Ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc (lithium, theophyline..) 
  • Toan chuyển hóa nặng pH < 7,15
  •  Bệnh lý đông máu cần truyền một khối lượng lớn máu và các chế phẩm máu ở những người bệnh nặng có nguy cơ gây phù phổi cấp hoặc ARDS. 
  • Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Rối loạn chu trình ure, toan chuyển hóa do acid hữu cơ, bệnh maple syrup urine disease… 
  • Tăng thân nhiệt ác tính (nhiệt độ trung tâm > 39,5 độ) không đáp ứng với điều trị thông thường.  
  • Sốc bỏng ở người bệnh bỏng độ II, III, diện tích phỏng 30-70%

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  •  Lấy bỏ dịch, các chất hòa tan chậm, từ từ, liên tục.
  • Phù hợp với sinh lý, gần giống với thận tự nhiên.
  • Ngăn ngừa tổn thương thận thêm vào và thúc đẩy hồi phục thận.
  • An toàn cho bệnh nhân tổn thương não (tăng áp lực nội sọ…).
  • Kiểm soát thể tích một cách chính xác.
  • Kiểm soát nhanh toan chuyển hóa.
  • Hiệu quả kiểm soát ure huyết cao, giảm Phosphat và tăng kali máu.
  • Hỗ trợ cho liệu pháp dinh dưỡng liên tục.
  • Hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn catheter và nhiễm khuẩn huyết.
  • Dùng chống đông kéo dài.
  • Phải chăm sóc và theo dõi sát 24/24 giờ.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Kết nối và vận hành máy

  • Kết nối hệ thống tuần hoàn của máy lọc máu liên tục với tĩnh mạch của bệnh nhân thông qua catheter 2 hoặc 3 nòng đã chuẩn bị trước.

Bước 2: Vận hành các bơm trên máy lọc máu liên tục

  • Bơm máu: Tùy theo tình trạng huyết động của bệnh nhân, loại catheter và tốc độ dịch thay thế mà tốc độ bơm máu có thể thay đổi từ 100 ml/ph – 350 ml/ph.
  • Bơm dịch thay thế: Điều chỉnh tốc độ dịch thay thế thay đổi từ 20 – 80 mL/kg/giờ.
  • Bơm dịch thẩm tách: Điều chỉnh tốc độ dịch thẩm tách thay đổi từ 1000 -3000mL/giờ.
  • Sử dụng thuốc chống đông trong suốt quá trình lọc máu liên tục
  • Thời gian lọc máu cho một quả lọc thay đổi tùy theo đời sống của quả lọc, trung bình từ 8 – 24 giờ.
  • Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: Khi các chỉ định để lọc máu không còn nữa.

Bước 3: Kết thúc lọc máu

  • Ngừng chống đông nếu có 30 phút trước khi kết thúc
  • Ngừng các bơm dịch thay thế và dịch thẩm tách
  • Dồn trả máu lại cho bệnh nhân 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Da dẻ hồng hào
  • Dễ thở hơn
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng hoặc đau đầu một chút.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Hạ thân nhiệt
  • Nhiễm khuẩn, sốt cao
  • Chảy máu
  • Nôn, buồn nôn
  • Ngứa
  • Mệt mỏi, hạ huyết áp
  • Đau ngực, đau lưng, đau đầu trong thời gian dài không dứt.

6. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy lọc máu liên tục Multifitrate FRESENIUS

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế đầu cao, nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
  • Quan sát và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
  • Bệnh nhân cần ăn chất dễ tiêu, đảm bảo năng lượng và vitamin. Lượng protein đưa vào cũng cần căn cứ vào tình trạng ure máu của bệnh nhân.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *