Mổ tim ít xâm lấn (MICS)

1. Tổng quan về Mổ tim ít xâm lấn (MICS)

  • Tên gọi khoa học: Mổ tim ít xâm lấn (MICS)
  • Mô tả sơ bộ về kỹ thuật:

Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn được định nghĩa là tất cả các mổ tim hở không mở toàn bộ chiều dài xương ức mà có thể qua các đường mổ ngắn ở ngực bên hoặc mở dọc một phần xương ức, có thể kết hợp nội soi hỗ trợ, nội soi hoàn toàn và không có nội soi. Tuần hoàn ngoài cơ thể có thể được thiết lập trung tâm ở ngực hoặc ngoại biên hoặc không có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thông liên nhĩ
  • Thông liên thất

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ
  • Phẫu thuật van hai lá: sửa van hoặc thay van hai lá
  • Phẫu thuật van 3 lá
  • Bệnh van tim
  • Bệnh động mạch chủ
  • Bệnh quai động mạch chủ,…

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tuyệt đối:
    • Bệnh tim có nguy cơ cao, suy tim rất nặng: Gần đây một số bệnh lý đa van tim, chức năng tim giảm cũng đã được điều trị bằng kỹ thuật ít xâm lấn, tuy nhiên cần chỉ định khi ê kíp đã có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật này
    • Bắc cầu nhiều vùng động mạch vành
    • Tiền sử bệnh phổi có gây dính phổi vào thành ngực (trong trường hợp dự trù mổ qua đường thành bên ngực)
    • Bệnh tim bẩm sinh phức tạp
    • Bệnh nhân có lồng ngực biến dạng không phù hợp cho kỹ thuật
  • Chống chỉ định tương đối:
    • Bệnh nhân mổ tim lại lần 2 trở đi
    • Bệnh nhân béo phì

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Ít bị nhiễm trùng và đặc biệt độ thẩm mỹ cao (chỉ dưới 5cm), bệnh nhân không phải mang đường mổ dài.
  • Đỡ đau do vết mổ nhỏ
  • Ít mất máu, nguy cơ truyền máu thấp
  • Ít bị rung nhĩ sau mổ
  • Vết mổ nhanh liền
  • Tránh biến chứng viêm xương ức
  • Giảm thời gian phải ở trong ICU cũng như thời gian nằm viện

Nhược điểm:

  • Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ
  • Bác sĩ phẫu thuật phải được đào tạo đúng chuẩn
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại và bảo quản phức tạp

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị:

Sàng lọc bệnh nhân thông qua khám cận lâm sàng: Xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu…

Bước 2: Tiến hành:

  • Gây mê nội khí quản
  • Lựa chọn đường mổ theo chẩn đoán:
  • Thông liên nhĩ, bệnh van 2 lá, bệnh van 3 lá.
  • Bệnh van động mạch chủ
  • Van động mạch chủ kết hợp động mạch chủ lên hoặc/và quai động mạch chủ
  • Thông liên thất phần phễu, bắc cầu động mạch liên thất trước
  • Theo dõi sau thủ thuật

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân sẽ gặp phải sự khó chịu về cơ và vết mổ, ngứa, căng cứng, hay tê liệt dọc theo vết mổ thì thường có sau khi phẫu thuật tim. Tuy nhiên, cơn đau không tương tự như những gì đã trải qua trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc giảm đau trước khi xuất viện.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tụ máu vùng đùi chỗ đặt canule, ứ trệ tĩnh mạch đùi
  • Chảy máu động mạch liên sườn
  • Chảy máu do bất kỳ nguyên nhân nào khó kiểm soát
  • Tăng sự mất nước hay vết mổ rỉ máu
  • Vết mổ mở rộng ra
  • Vết mổ bị đỏ hay ấm lên.
  • Tăng nhiệt độ cơ thể, sốt cao liên tục

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nên trở lại công việc khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn
  • Tiếp tục duy trì theo chỉ định điều trị của bác sĩ
  • Tập luyện thể lực đều đặn với mức độ trung bình rất có lợi cho tim

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *