Nạo VA bằng hệ thống máy Coblator

1. Tổng quan về Nạo VA bằng hệ thống máy Coblator

  • Tên khoa học: Nạo VA bằng hệ thống máy Coblator
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Nạo VA bằng hệ thống máy Coblator là phương pháp mới dưới hướng dẫn của nội soi sẽ xác định vị trí VA cần cắt bỏ, đánh giá tổn thương và các cấu trúc xung quanh hiệu quả, an toàn, ít đau, ít chảy máu, hồi phục nhanh.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm VA

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định :

  • VA gây các biến chứng như: Bít tắc cửa mũi sau gây ứ dịch, nhiễm trùng mũi, bít tắc vòi nhĩ gây viêm tai tiết dịch, áp xe thành bên họng… Biến chứng xa gây nên các tổn thương tạng nguy hiểm như: Viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim.
  • Viêm nhiễm VA tái phát nhiều lần trong năm: trên 5 lần/1 năm, hoặc trên 3 lần/1 năm trong 2 năm liên tiếp hoặc trên 3 lần/1 năm trong 3 tháng liên tiếp, kém đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • VA quá phát: Gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng Nói – Nuốt – Thở như ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, khó nuốt, khó nói cũng cần phải cắt bỏ.

Chống chỉ định :

Bệnh nhân có các bệnh về máu, bệnh tim nặng, lao tiến triển

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật Nạo VA bằng hệ thống máy Coblator

Ưu điểm: 

  • Phẫu thuật gần như không đau và rất ít chảy máu, thời gian thực hiện rất nhanh chỉ 5 đến 10 phút.
  • Đảm bảo lấy bỏ hết tổ chức viêm nhiễm và bảo tồn tốt tổ chức lành.
  • Có thể ăn uống ngay sau mổ, thời gian nằm viện nhanh chỉ 1 ngày sau phẫu thuật.

Quy trình thực hiện

  • Sau khi đánh giá và chuẩn bị bệnh nhân đầy đủ, dưới hướng dẫn của nội soi sẽ xác định vị trí VA cần cắt bỏ, đánh giá tổn thương và các cấu trúc xung quanh.
  • VA cần cắt bỏ sẽ được xử lý tuần tự theo các bước: Cắt bỏ tổn thương bằng dao plasma, tưới nước hạ nhiệt sau mỗi lần cắt, hút dịch làm sạch diện cắt và đốt để cầm máu.
  • Việc thực hiện tuần tự và chính xác các bước khi thực hiện phẫu thuật nạo VA bằng hệ thống máy coblator, giúp giảm đau tối đa và hạn chế tối đa lượng máu mất.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Biểu hiện 1: Ít đau
  • Biểu hiện 2: Không chảy máu
  • Biểu hiện 3: Phục hồi nhanh sau 4 – 5 ngày điều trị.
  • Biểu hiện 4: Trong phẫu thuật, ngay sau khi hết tình trạng mê, đối với trẻ có thể có các phản ứng khác nhau như: Khóc, cuống quýt hay bối rối, khó chịu ở dạ dày hoặc nôn, có thể nôn ra chất dịch đặc có màu nâu nếu trẻ đã nuốt một ít máu trong và sau phẫu thuật. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ hết khi thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Trường hợp sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn nặng lên.
  • Đau tăng lên nhiều
  • Chảy máu trầm trọng không cầm
  • Mất giọng trong suốt 24h.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trước phẫu thuật:

Để thực hiện ca phẫu thuật thành công, an toàn người bệnh cần thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Trong vòng 7 -10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật, không tự ý uống các thuốc chống viêm như: ibuprofen, Indomethacin và naproxen.
  • Trước 10 ngày phẫu thuật thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang uống.
  • Chuẩn bị sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt ở nhà cho giai đoạn sau mổ
  • Chế độ ăn trước phẫu thuật: 
    • Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi: Trẻ có thể dùng sữa công thức trước giờ mổ 6 tiếng. Trẻ có thể bú mẹ trước giờ mổ 4 tiếng.
    • Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi: Trẻ không được ăn gì kể từ 0h ngày hẹn mổ, đặc biệt là các loại thức ăn đặc, kẹo, dịch trong suốt như sữa, nước hoa quả…
    • Đối với trẻ ở mọi lứa tuổi: Có thể uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ phải uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì cho trẻ uống thuốc cùng một chút nước lọc vào buổi sáng hôm phẫu thuật.

Trong phẫu thuật:

  • Ca phẫu thuật diễn ra từ 5 – 10 phút
  • VA được cắt bỏ qua đường miệng nên sẽ không có vết rạch ở mặt hay ở cổ.

Sau phẫu thuật:

Nạo VA hiếm khi khiến bệnh nhân đau đớn nhiều hoặc khó nuốt, bệnh nhân có thể đi làm, đi học trở lại sau khi nạo VA từ 1 đến 3 ngày. Bệnh nhân không được súc họng, có thể đánh răng và súc miệng

Giai đoạn sau phẫu thuật, vết thương còn rất nhạy cảm, do đó bệnh nhân phải chú ý đến chế độ ăn uống. 

  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm VA

Một số triệu chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật nạo VA cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Sau cắt Amidan cũng có thể về trong ngày nhưng tốt nhất là lưu viện 1 đêm để theo dõi. Bệnh nhân có thể nói và ăn uống ngay sau phẫu thuật chứ không phải kiêng nói tới 5-6 ngày như vẫn quan niệm. Tuy nhiên, trong những ngày đầu nên ăn thức ăn mềm và không la hét nhiều vì có thể dẫn tới bong giả mạc sớm gây chảy máu

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *