Nội soi bốc hơi bóc u tiền liệt tuyến lành tính

1. Tổng quan về Nội soi bốc hơi bóc u tiền liệt tuyến lành tính

  • Tên khoa học: Nội soi bốc hơi bóc u tiền liệt tuyến lành tính
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Nội soi bốc hơi bóc u tiền liệt tuyến lành tính là phương pháp được tạo nên khi nguồn năng lượng điện mạnh được tập trung vào lưỡi dao cắt sử dụng trong cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến qua niệu đạo. Vùng tiếp xúc mỏng của dao cắt sẽ làm bốc hơi nước mô ở nhát cắt của nó và lớp mỡ bên dưới cũng sẽ được tách rời ra khỏi u xơ tiền liệt tuyến. Lưỡi dao cắt này đồng thời cũng đốt bằng cách sử dụng dòng điện để đốt và tạo nên sự làm khô mô tế bào và cầm máu.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Áp dụng cho bệnh nhân bị u phì đại tiền liệt tuyến có biến chứng:
  • Bí đái hoàn toàn, kể cả sau rút ống thông niệu đạo
  • Bí đái không hoàn toàn có nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu, điều trị nội thất bại
  • Đái máu tái diễn do u phì đại tiền liệt tuyến  
  • Túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang do u phì đại tiền liệt tuyến
  • Nhiễm khuẩn niệu tái diễn
  • Suy thận (nên điều trị hết suy thận trước khi cắt nội soi)
  • Hoặc bệnh nhân bị u phì đại tiền liệt tuyến làm ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ hoặc cản trở nghề nghiệp (tương đối)

Chống chỉ định:

  • Hẹp niệu đạo (không đặt được máy nội soi)
  • Cứng khớp háng (không nằm được tư thế sản khoa)
  • Rối loạn đông máu
  • Bệnh nội khoa nặng hoặc đang tiến triển (tim mạch, hô hấp…)
  • Người rối loạn tâm thần (tương đối )

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Bệnh nhân không có vết mổ, cảm giác về mặt tâm lý, thẩm mỹ tốt.
  • Hậu phẫu nhẹ nhàng do ít đau, nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.
  • An toàn, nguy cơ chảy máu và thủng rất thấp vì hầu như không cần phải rửa liên tục sau mổ
  • Cầm máu tốt, giảm ngày lưu thông tiểu và ngày nằm viện ngắn
  • Tránh tình trạng hấp thụ dịch nhược trương vào cơ thể một cách thụ động do sử dụng dung dịch NatriClorua 0,9% không có ion (Glycine hoặc Manitol)
  • Giảm nguy cơ tổn thương bỏng điện tại vị trí tiếp xúc với bản điện cực, giảm nguy hiểm đối với những người bệnh đặt máy tạo nhịp do không có dòng điện (Như dao đơn cực) chạy qua cơ thể người bệnh

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Người bệnh sẽ được khám tiền phẫu và tiền mê.
  • Bước 2: Đặt máy vào bàng quang (nên nong niệu đạo trước khi đặt), kiểm tra dụng  cụ nội soi.
  • Bước 3: Soi kiểm tra bàng quang, sỏi bàng quang, hình thái tuyến tiền liệt.
  • Bước 4: Cắt đốt TLT từ trung tâm ra ngoại vi
  • Bước 5: Quan sát tổng thể phẫu trường, dụng cụ, lấy sỏi ra ngoài, đặt dẫn lưu, đóng các lỗ trocar.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Ít đau hoặc gần như không đau
  • Vận động sớm, hoạt động bình thường

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu
  • Bí đái
  • Tụt huyết áp…

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *