Nội soi ngược dòng tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm

1. Tổng quan về Nội soi ngược dòng tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm

  • Tên khoa học: Nội soi ngược dòng tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm
  • Tên thường gọi: Nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi thận bằng laser
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện (TTS) hay khoang ngoài màng cứng (tê NMC) nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm và giảm đau. Đây là phương pháp dùng tia laser để “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. Nhờ tính ưu việt đó mà tán sỏi laser qua nội soi ngược dòng đã dần thay thế một số phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc…

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sỏi thận
  • Sỏi niệu quản

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Sỏi đài bể thận có kích thước từ 3cm trở xuống, đơn thuần, phối hợp, nhiều viên.
  • Sỏi thận còn sót, tái phát sau phẫu thuật mở.
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
  • Sử dụng ống soi mềm phối hợp trong trường hợp tán sỏi nội soi qua da (PCNL) khó tiếp cận hoặc trong trường hợp mở bể thận kết hợp ống soi mềm lấy sạch sỏi.
  • Sỏi niệu quản đoạn cao chỉ định tán sỏi bằng ống soi mềm một thì.

Chống chỉ định:

  • Có niệu quản hẹp, gấp khúc, dị dạng thận, niệu quản không đặt được máy nội soi.
  • Sỏi đài bể thận lớn hơn 3 cm.
  • Sỏi đài dưới với góc LIP < 30 độ, IL > 3 cm và IW < 5 mm.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa điều trị, thận ứ nước mất chức năng.
  • Các chống chỉ định về gây mê hồi sức

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tán sỏi thận ống mềm là kỹ thuật hiện đại, ít xâm hại trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu.
  • Tán sỏi ống mềm là kỹ thuật được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi…
  • Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể ra viện sau 1-2 ngày..
  • Với phương pháp nội soi thận bằng ống soi mềm, người bệnh sẽ không có vết mổ – mọi thao tác được thực hiện qua đường tự nhiên.

Nhược điểm:

Phương pháp nội soi thận bằng ống soi mềm còn có chi phí khá cao

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Bệnh nhân phải được đặt thông niệu quản (sonde JJ) trước tán sỏi 10-15 ngày
  • Bước 2: Gây mê toàn thân NKQ, BN nằm ngửa tư thế sản khoa. Soi BQ rút JJ, soi NQ – BT đánh giá NQ, đặt guide wire ĐBT.
  • Bước 3: Đặt Sheath 12Fr vào NQ lên ĐBT trượt đồng trục guide wire.
  • Bước 4: Rút guide wire, nòng Sheath, đưa ống mềm nội soi qua Sheath lên ĐBT.
  • Bước 5: Xác định vị trí, số lượng kích thước sỏi và liên quan với ĐBT.Nếu không đặt được Sheath NQ chít hẹp, gấp khúc, chỉ định đặt ống mềm nội soi trực tiếp. Nếu không được sẽ chuyển phương pháp điều trị khác
  • Bước 6: Tán sỏi thận bằng Holmium Laser 80W thành mảnh nhỏ .
  • Bước 7: Bơm rửa lấy mảnh sỏi, rọ Nitinol lấy sỏi. Kiểm tra sạch sỏi.
  • Bước 8: Rút ống soi mềm, đặt JJ ngược dòng, Foley NĐ.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân gần như rất ít đau sau mổ,
  • Bệnh nhân có thể đi lại, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong ngày đầu sau phẫu thuật
  • Thời gian nằm viện chỉ 1-2 ngày và rất sớm được trở về với các hoạt động hàng ngày.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau thắt lưng, lan xuống bộ phận sinh dục
  • Đái máu
  • Thận bên tán sỏi ứ nước

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đề phòng sỏi tái phát.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *