Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung

Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là một phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả, giúp lấy thai nhi nằm ngoài tử cung, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chị em. Phương pháp này ít xâm lấn, bảo tồn ống dẫn trứng, vòi trứng giúp người bệnh có thể bảo toàn khả năng sinh sản.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thai ngoài tử cung

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Thai ngoài tử cung với huyết động ổn định.
  • Chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ chửa ngoài tử cung.
  • Thai nằm ở vòi trứng, chưa gây xoắn, vỡ vòi trứng.
  • Thai nằm ở ống dẫn trứng, chưa gây xoắn, vỡ ống dẫn trứng

Chống chỉ định:

Chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp bệnh nhân có khối thai đã vỡ gây trụy mạch hay có quá nhiều máu trong ổ bụng.

Không bảo tồn vòi tử cung trong trường hợp huyết tụ thành nang hoặc đã có hoạt động tim thai.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như là:

  • Không gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi mổ.
  • Bệnh nhân không phải dùng kháng sinh nhiều.
  • Bệnh nhân phục hồi lại sức khỏe một cách nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có thể trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm hơn.
  • Phẫu thuật nội soi có tính thẩm mỹ cao vì không để lại sẹo xấu trên bụng, vết sẹo mổ rất nhỏ, chỉ khoảng 0.5 – 1cm, rất khó trông thấy nếu như không chú ý quan sát.
  • Bệnh nhân chỉ cần nằm viện trong thời gian rất ngắn, có thể xuất viện sau khi mổ 48 tiếng.
  • Chi phí điều trị thấp.

Nhược điểm: 

Là kỹ thuật khó do đó đòi hỏi nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dụng, bác sĩ phẫu thuật là những người rất có kinh nghiệm để tránh xảy ra tai biến sẽ rất nặng nề.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn thân và khám chuyên khoa để đánh giá toàn trạng bệnh nhân có chỉ định mổ nội soi được hay không. Tiếp đến các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về lý do phẫu thuật và các nguy cơ của phẫu thuật. Người bệnh ký cam kết.
  • Bước 2: Tiến hành thụt tháo cho bệnh nhân, vệ sinh vùng bụng và âm hộ, thông đái, sát khuẩn thành bụng vùng mổ. Gây mê nội khí quản.
  • Bước 3: Tiến hành phẫu thuật trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều.
  • Bước 4: Đóng vết mổ.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau bụng dưới mỗi khi đi tiểu, buồn tiểu nhiều lần.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.
  • Cảm giác có lực nặng đè phần xương chậu khi đi đại tiện

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Người bệnh có tổn thương tạng và mạch máu, chảy máu sau mổ kéo dài.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Với những trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc sau mổ (thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh…), cần thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Uống đúng liều lượng và đúng thời gian quy định. Không tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Sau mổ, cơ thể mất nhiều năng lượng nên người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem. Những ngày đầu chỉ nên ăn thức ăn ở dạng lỏng, khi đã bắt đầu ổn định tiêu hóa thì ăn đặc dần lên. 

Nếu như người bệnh muốn có thai lại thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám sản phụ khoa, kiểm tra sức khỏe để được tư vấn cụ thể những điều tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *