Phẫu thuật thay khớp lại (Revission)

1. Tổng quan về Phẫu thuật thay khớp lại (Revission)

  • Tên khoa học: Thay lại khớp háng hai thì (Two-stage Revision).
  • Tên thường gọi : Phẫu thuật thay khớp lại (Revission)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Khi cơn đau khớp háng gây cản trở đến khả năng di chuyển và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Lúc này, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật chính là giải pháp tối ưu được bác sĩ khuyến nghị nhằm mục đích giúp bệnh nhân phục hồi lại trạng thái sinh hoạt bình thường của khớp háng. Tuy nhiên, tuổi thọ của khớp háng có giới hạn tồn tại nhất định, đồng thời, nhược điểm của thay khớp háng nhân tạo là sự mòn khớp hoặc tiêu sưng do phản ứng sinh học từ các mảnh vỡ. Chính vì vậy, người bệnh đã thay khớp háng một lần không khó tránh khỏi trường hợp thay khớp háng lần 2. 

Để thực hiện kỹ thuật thay lại khớp háng hai thì (Two-stage Revision), sau khi cắt lọc và lấy bỏ khớp nhân tạo nhiễm trùng, phẫu thuật viên có thể đặt hoặc không đặt tạm thời khớp nhân tạo làm bằng xi măng có tẩm kháng sinh. Nếu diễn biến khớp háng hết nhiễm trùng, vết mổ liền tốt sau thời gian trung bình hơn 2 tháng sẽ tiến hành thay lại khớp háng lần hai.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm khớp

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Khớp háng hết hạn sử dụng
  • Lỏng khớp nhân tạo
  • Trật khớp háng nhân tạo
  • Viêm cơ thắt lưng chậu
  • Thay khớp lần 1 khiến tổn thương dây thần kinh tọa

Chống chỉ định:

Chống chỉ định tuyệt đối:

  •   Đang có nhiễm khuẩn tại chỗ khớp háng hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.
  •   Người bệnh có rối loạn đông máu, chảy máu.
  •   Khả năng sống của người bệnh ngắn như ung thư giai đoạn cuối, suy gan suy tim, suy thận nặng.
  •   Người bị liệt nửa người bên khớp háng tổn thương.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Xi măng tiếp tục cung cấp kháng sinh để chống nhiễm khuẩn tại chỗ.
  • Mô mềm quanh khớp háng không bị co rút.
  • Chức năng khớp háng bệnh vẫn được duy trì gần như bình thường.
  • Giúp bệnh nhân phục hồi lại trạng thái sinh hoạt bình thường của khớp háng.

Nhược điểm:

  • Khớp háng nhân tạo không cho phép người trẻ tuổi chơi thể thao hay làm việc nặng. Do vậy bằng mọi cách nên kéo dài thời gian sử dụng khớp háng thật càng lâu càng tốt cho đến khi không còn dùng được nữa.
  • Người không có khả năng kiểm soát hành vi của mình, khi đó bệnh nhân sẽ không tuân thủ các lời dặn của bác sĩ và nguy cơ sai khớp sẽ rất lớn.

4. Phẫu thuật thay khớp lại (Revission) – Quy trình thực hiện

Bước 1: Gây mê/gây tê

  • Các phương pháp gây mê/gây tê thường gặp nhất là gây mê toàn thân (đưa bệnh nhân vào giấc ngủ) hoặc gây tê phong bế thần kinh vùng, ngoài màng cứng và tủy sống (bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng cơ thể được gây tê từ thắt lưng trở xuống). 

Bước 2: Tiến hành

  • Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt dọc theo hông và di chuyển các cơ nối với đỉnh xương đùi để lộ ra khớp hông.
  • Loại bỏ cắt lọc và lấy bỏ khớp nhân tạo nhiễm trùng và gắn phần bóng xương đùi mới vào hông. Sau cùng, bác sĩ sẽ gắn các cơ lại và khâu vết mổ.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, nhưng bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng sẽ cho bạn dùng thuốc để người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất có thể. Điều trị đau là một phần quan trọng của quá trình hồi phục. Khi cảm thấy ít đau hơn, người bệnh hãy bắt đầu vận động sớm hơn và lấy lại sức mạnh nhanh hơn. 

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau chói hoặc đau tăng đột ngột sau khi ngã hoặc nằm, vận động sai tư thế, làm cho bệnh nhân không thể vận động khớp háng như trước, triệu chứng này có thể gợi ý tới biến chứng gãy xương hoặc sai khớp háng nhân tạo.
  • Đau âm ỉ, có cảm giác nhức nhối sâu trong nếp bẹn hoặc dọc thân xương đùi, đau liên tục, đau tăng về đêm, khi đi lại, có khi phải đi tập tễnh, dùng nạng hỗ trợ, nghỉ ngơi không đỡ đau hoặc đau ít…có thể kèm theo sốt nhẹ. Triệu chứng này có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn khớp háng nhân tạo.
  • Đau âm ỉ vùng nếp bẹn, dọc đùi, đau tăng lên khi đi lại, nghỉ ngơi thấy đỡ đau, dùng thuốc giảm đau chỉ đỡ, không khỏi. Triệu chứng này có thể nguyên nhân do lỏng khớp. 

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thay khớp lại là phẫu thuật lớn nên cần thực hiện ở các bệnh viện lớn, có ekip gây mê hồi sức tốt, có đủ máu để truyền nếu cần thiết, đội ngũ bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và có trang thiết bị tốt.
  • Thay khớp háng lần 2 thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn lần đầu. Do đó, bệnh nhân nên chăm sóc sức khỏe và có chế độ tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *