Người bị sỏi thận cần có chế độ ăn uống khoa học vừa nâng cao hệ dinh dưỡng sức khỏe vừa giảm thiểu sự phát triển của sỏi trong cơ thể. Vậy, sỏi thận có nên uống sữa không?
Sỏi thận là bệnh hình thành do sự lắng đọng của cặn bã trong nước tiểu, trong đó có chứa canxi. Do đó mà nhiều người cho rằng, người bệnh sỏi thận không nên ăn uống những thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa. Vậy thì người bệnh sỏi thận có nên uống sữa không và uống như thế nào cho đúng cách?
Uống sữa có làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận?
Theo nghiên cứu, có đến 90% sỏi thận có thành phần là canxi. Cũng chính vì thế, mà nhiều người cho rằng người bị sỏi thận không nên uống sữa bởi chúng chứa hàm lượng canxi cao. Sỏi thận có nên uống sữa không và kiểm soát mức độ canxi đưa vào cơ thể như thế nào để không bị thừa canxi và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Bổ sung canxi trực tiếp vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, nhưng chế độ ăn có nhiều canxi lại giảm nguy cơ sỏi thận. Hằng ngày, trong thực phẩm chúng ta ăn vào đều có chứa oxalat, nếu ăn chế độ có chứa nhiều canxi thì canxi sẽ kết hợp với oxalat tại ruột và đi ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa. Nhưng khi chúng ta uống bổ sung canxi thì canxi sẽ hấp thu nhanh qua thành ruột vào máu kết hợp với oxalat, lắng đọng lâu ngày hình thành nên sỏi thận.
Vì vậy, việc uống sữa để bổ sung canxi và dinh dưỡng cho cơ thể một cách tự nhiên hoàn toàn không làm bạn bị mắc bệnh sỏi thận.
Bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Sỏi thận là một bệnh thường gặp và có nguồn gốc hình thành khác nhau. Có các loại sỏi thận khác nhau: sỏi canxi, sỏi uric, sỏi aminomagie-phosphat, sỏi cystin… Sỏi liên quan đến canxi thường gặp nhiều trong tình huống: cường canxi máu, cường oxalat niệu, cường canxi niệu, thiểu xitrat niệu…
Có nhiều trường hợp canxi trong máu bình thường nhưng vẫn mắc bệnh sỏi. Do vậy, bệnh có thể liên quan đến chế độ ăn nhiều canxi nhưng cũng có thể không liên quan. Nhưng nói chung, người bệnh có sỏi không nên ăn những thức ăn mặn chứa nhiều protein hoặc oxalat, nên uống nhiều nước.
Nhiều người vẫn thắc mắc sỏi thận có nên uống sữa không vì trong thành phần sữa vốn chứa nhiều canxi, mà canxi là một trong những yếu nguy hiểm nhất để hình thành sỏi thận. Nói như vậy không có nghĩa là người sỏi thận không được uống sữa hoàn toàn. Bởi cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được người bị sỏi thận phải kiêng sữa. Vì quá trình hình thành sỏi thận do nhiều yếu tố gây ra, chứ không phải chỉ là do bị dư thừa canxi.
Sỏi thận uống sữa sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng thay thế bữa ăn.
Người bệnh sỏi thận nên dùng sữa mỗi ngày?
Sỏi thận là một trong những căn bệnh dễ gặp phải và có thể tái phát. Ngày nay, do môi trường sống ô nhiễm, nước sinh hoạt nhiều lắng cặn, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, làm việc quá sức và không đẩy hết được cặn bã ra ngoài sẽ gây ra sỏi thận.
Người bị sỏi thận thường xuyên đau lưng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn do đó không còn cảm giác muốn ăn uống. Tuy nhiên, họ lại rất cần có cơ thể khỏe mạnh để đẩy sỏi ra ngoài. Hơn nữa, người bị sỏi thận cũng cần chế độ ăn uống giúp giảm thiểu những lắng cặn có thể để lại sỏi trong cơ thể.
Người bệnh cũng cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất, vitamin để có cơ thể khỏe mạnh nhất. Chính vì thế, những ly sữa đầy đủ dinh dưỡng, thành phần và hàm lượng khoa học đủ đáp ứng nhu cầu của người bệnh là giải pháp hoàn hảo nhất.
Những ly sữa có thể được thay thế bữa chính nếu người bệnh quá đau đớn không muốn ăn. Sữa rất quan trọng với bệnh nhân bị sỏi thận, cho nên bạn không cần phải lo lằng sỏi thận có nên uống sữa không. Uống sữa sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng, dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất.
Nên bổ sung sữa và thực phẩm từ sữa cho cơ thể.
Sỏi thận uống sữa thế nào cho đúng cách?
Bị sỏi thận có nên uống sữa không và uống thế nào cho đúng cách vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Bởi việc uống sữa đúng cách và phù hợp có thể làm tan hoặc đẩy được viên sỏi ra khỏi cơ thể. Nếu bạn muốn biết sỏi thận có nên uống sữa không, cách uống sữa cho người bị sỏi thận thì có thể tham khảo một số dưới đây:
- Uống khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 – 1.300mg canxi) mỗi ngày.
- Không nên kiêng quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận.
- Tuy nhiên, trường hợp bị sỏi thận đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà dùng khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Vậy là bạn đã hoàn toàn yên tâm sỏi thận có nên uống sữa không rồi nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.