Đồ ngọt luôn có sức hấp dẫn nhất định với nhiều người. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta đặc biệt là thị lực. Vậy, cụ thể thì ăn đồ ngọt nhiều ảnh hưởng đến thị lực thế nào?
Tiêu thụ nhiều đường vào cơ thể làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và một số bệnh nhiễm trùng khác. Thậm chí, có thể dẫn đến bệnh ung thư và một số bệnh khác khi hệ thống miễn dịch yếu đi. Đối với sức khỏe đôi mắt, ăn nhiều đồ ngọt gây hại không ít. Cụ thể thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Ăn đồ ngọt nhiều ảnh hưởng đến thị lực thế nào?
Ăn quá nhiều đồ ngọt không tốt cho sức khỏe thị lực. Tương tự như rối loạn chức năng trao đổi chất, lượng đường trong đồ ngọt có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh liên quan đến thị lực như thoái hóa điểm vàng, thậm chí là mất thị lực. Mức độ ảnh hưởng đến thị lực tùy thuộc vào lượng đường mà bạn tiêu thụ.
Cụ thể hơn, lượng đường trong máu tăng lên sẽ làm giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch cơ thể, dẫn đến tình trạng giảm tầm nhìn, khiến bạn bị cận thị. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ ngọt còn làm giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
Mặc dù để tránh hoàn toàn đồ ngọt là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ đến sự ảnh hưởng của nó đến thị lực để có kế hoạch ăn uống lành mạnh hơn, đảm bảo sức khỏe toàn cơ thể nói chung và đôi mắt nói riêng.
Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt có thể làm giảm thị lực của em bé trong bụng
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ, tiêu thụ nhiều đồ ngọt có thể làm suy giảm thị lực của thai nhi trong bụng mẹ, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai….
Các nhà khoa học cho biết, tiêu thụ quá nhiều đường gây tình trạng tích đường trong cơ thể đối với một người bình thường. Đường lại cần một lượng vitamin lớn trong quá trình trao đổi chất nên việc tích đường sẽ gây ra tiêu hao vitamin. Khiến các cơ quan khác trên cơ thể không nhận đủ vitamin trong đó có mắt. Các tế bào mắt cần được cung cấp một lượng vitamin tương đối lớn để thực hiện chức năng của mình.
Mẹ bầu tiêu thụ nhiều đường trong quá trình mang thai còn có thể mắc chứng tiểu đường sau sinh. Em bé có khả năng mắc bệnh cận thị và béo phì hoặc chậm phát triển tư duy hơn những trẻ cùng tuổi. Bởi vậy, trong quá trình mang thai, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo mẹ bầu chú ý đến lượng đường trong món ăn. Chú ý tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như đường, ngũ cốc… Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều nội tạng động vật.
Cách giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng là yếu tố quan trọng tạo nên một đôi mắt sáng khỏe và một cơ thể dẻo dai, bền bỉ. Trong đó, cần giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng những cách sau đây.
Bổ sung nhiều nước
Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên tiêu thụ thêm các loại trái cây giàu vitamin C thay vì các món tráng miệng thông thường. Các loại quả mọng, quả anh đào, quả sung, quả lê, táo, đào, bưởi… có chỉ số đường thấp là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.
Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế tinh bột
Đặc biệt hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, mì ống. Thay vào đó, nên chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên cám. Đặc biệt, hạn chế ăn một số thực phẩm nước mía, siro, nước ép trái cây cô đặc, mật ong, mạch nha, mật mía… Đây toàn là những thực phẩm chứa lượng đường rất cao.
Theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày
Một cách hữu hiệu để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày là bạn hãy theo dõi thành phần của các loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ để đảm bảo lượng đường tiêu thụ là thấp nhất.
Ăn nhiều đồ ngọt không những gây hại cho thị lực mà còn gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch… Bởi vậy, hãy tránh xa đồ ngọt để sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày bạn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.