Bệnh nhân Gout có uống nước yến sào được không?

Bệnh nhân Gout được khuyên hạn chế ăn nhiều thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng, vậy tổ yến hoặc nước yến họ có sử dụng được không?

Yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có công dụng trong việc tẩm bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa nhiều bệnh tật,… Vậy bệnh nhân Gout có dùng thực phẩm dinh dưỡng này được hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cũng tìm hiểu căn bệnh này là gì? Và những thực phẩm cần tránh cho người bệnh Gout ăn. Từ đó, sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho mình.

Bệnh Gout là bệnh gì?

Gout là tên một căn bệnh về rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Sự rối loạn này khiến cho cơ thể sản sinh nhiều acid uric trong máu, từ đó gây ra các cơn đau ở những vị trí khớp xương như gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay. Trong đó, vị trí dễ đau đớn nhất là đầu ngón chân cái, gây ra những bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Bệnh Gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ, thì bệnh nhân có thể bị tổn thương xương dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout xuất phát từ khẩu phần ăn hàng ngày dung nạp nhiều chất đạm. Chất dinh dưỡng này khi dư thừa sẽ chuyển hóa thành acid khiến cho nồng độ axit uric trong máu. Ở môi trường thuận lợi, axit uric sẽ tích tụ lại và chuyển hóa thành muối Urat bao quanh các khớp gối khiến bệnh nhân đau nhức cơ xương khớp. Bên cạnh nguyên nhân dung nạp quá nhiều chất đạm, một số lý do khác dễ dẫn đến bệnh Gout như thận hoạt động kém dẫn đến việc đào thải acid uric giảm, hoặc do acid uric nội sinh tăng.

Bệnh nhân Gout nên và không nên ăn gì?

Người mắc bệnh Gout cần xây dựng chế độ ăn phù hợp trong quá trình điều trị:

1. Thực phẩm nên ăn

Mỗi ngày, người bệnh Gout cần bổ sung từ 500mg đến 1000mg Vitamin C. Lượng vitamin C có thể được dung nạp vào cơ thể thông qua việc ăn các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, táo, nho, lê,… Bệnh nhân cần uống nhiều nước để cơ thể đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu. Đối với các loại thịt, người bệnh Gout nên ưu tiên chọn ăn thịt có màu trắng vì các thực phẩm này có lượng Purin và Protein ít. 

Các thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate rất tốt cho bệnh nhân Gout. Các thực phẩm này chứa một lượng Purin an toàn, vì thế sẽ làm giảm đi lượng acid uric trong máu. Người bệnh Gout nên ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

2. Thực phẩm nên tránh

Các thực phẩm giàu đạm, tinh bột là “khắc tinh” của bệnh nhân Gout. Vì thế, khẩu phần ăn hàng ngày của họ nên tránh các thực phẩm có lượng Purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, hải sản, cá trích, cá mòi và cá ngừ…. Những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũngnên hạn chế các loại rau sống hoặc hoa quả lên men vì chúng có khả năng khiến nồng độ acid uric trong máu tăng.

Bệnh nhân Gout nên tránh ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản, tôm, nội tạng động vật,…

Đặc biệt, tuyệt đối tránh xa rượu bia hoặc các thức uống chứa cồn. Những thức uống này làm gia tăng việc sản sinh acid uric trong gan, cản trở thận đào thải acid uric.

Bệnh nhân Gout có uống nước yến sào được không?

Các cơn đau khớp của người mắc bệnh Gout đa phần xuất phát từ nguyên nhân là do lượng Purin đi vào cơ thể nhiều hơn liều lượng cho phép. Lượng Purin dư thừa sẽ chuyển hóa thành acid uric, cản trở sự linh hoạt của các khớp xương dẫn đến việc đau nhức.

Thành phần dinh dưỡng của tổ yến hoặc nước yến sào lại không chứa quá nhiều Purin. Vì thế, thực phẩm này sẽ không làm khởi phát các cơn đau nhức xương ở bệnh nhân Gout. Người bị Gout có thể hoàn toàn yên tâm khi bổ sung yến sào vào chế độ dinh dưỡng.

Tổ yến hay nước yến giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp giúp cơ thể phòng tránh sự suy giảm chức năng của các cơ quan khi mắc bệnh, nhất là chức năng của thận.

Bên cạnh đó trong tổ yến hay nước yến còn chứa nhiều khoáng chất giúp cơ thể rất dễ hấp thu như natri, kali, các acid amin tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, tổ yến giúp tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn của xương khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi và đào thải acid uric khỏi cơ thể.

Người bệnh Gout ăn yến sào như thế nào cho an toàn?

Mặc dù tổ yến có chứa các thành phần an toàn cho người bệnh Gout, nhưng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Để đảm bảo hạn chế thấp nhất lượng Purin trong khẩu phần ăn của người bệnh Gout, khi sơ chế yến sào, bạn chỉ nên làm những món ăn đơn giản, ít nguyên liệu như nước yến chưng đường phèn, yến chưng gừng, cháo tổ yến thịt bằm,…
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng ăn quá nhiều yến sào hơn mức quy định là 5gr/ngày. Bởi nếu ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa của bệnh nhân có thể sẽ không hấp thụ hết những dưỡng chất từ tổ yến, nhất là những người cao tuổi. Sử dụng tổ yến liên tục một cách không khoa học sẽ làm cho người bệnh bị khó chịu, chướng bụng.
  • Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về dự định dùng yến sào bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân Gout. 
  • Cần chú ý đến nguồn gốc và chất lượng yến sào để tìm mua tại các cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo. Để tránh việc việc mua nhầm hàng giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh Gout có thể dùng nước yến chưng sẵn để bồi bổ sức khỏe.

Trong bài là những chia sẻ về thắc mắc liệu rằng người mắc bệnh Gout có uống nước yến sào hay ăn tổ yến được không? Qua những thông tin hữu ích trong bài, bệnh nhân Gout hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng yến sào để tẩm bổ cho cơ thể.

Nước yến cao cấp Nunest không đường là sản phẩm dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng và tin dùng hiện nay. Sản phẩm được kết hợp giữa yến sào tự nhiên cùng các dưỡng chất bổ dưỡng cho xương khớp như Collagen type II, Chondroitin, Vitamin K2 giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt sản phẩm được chưng cất không đường, phù hợp cho người Gout và người bệnh đái tháo đường.

Nguồn: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *