1. Tổng quan về Chọc hút kim nhỏ FNA hạch, tuyến giáp
- Tên khoa học: Xét nghiệm chọc hút kim nhỏ FNA hạch, Tuyến giáp
- Tên thường gọi: Sinh thiết bằng kim (FNA)
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Bệnh lý các hạch lympho ngoại vi khá đa dạng. Bao gồm bệnh hạch ác tính (u lympho ác tính), hạch di căn ung thư, bệnh hạch viêm đặc hiệu (hạch viêm lao), hay bệnh viêm hạch không đặc hiệu. Tất cả các hạch sờ nắn được trên bề mặt cơ thể. Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA- Fine Needle Aspiration) sử dụng bơm tiêm gắn kim đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ mô hạch đi vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh của hạch.
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Ung thư tuyến giáp
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Áp dụng với bệnh nhân
- “Hạt giáp” được sờ thấy qua thăm khám.
- “Hạt giáp” có kích thước từ 1cm trở lên qua siêu âm.
- Nếu hạt giáp có kích thước dưới 1cm phát hiện qua siêu âm thì chỉ làm FNA khi có các đặc điểm nghi ngờ ác tính qua hình ảnh siêu âm
Chống chỉ định
Chỉ số TSH trong máu giảm và xạ hình tuyến giáp là hạt nóng.
Ưu điểm
- Xác định khối u ở cổ được phát sinh từ tuyến giáp hoặc một cấu trúc lân cận.
- Phân tích sự xuất hiện của các nhân giáp và xác định xem chúng là những nốt lành tính hay ác tính.
3. Quy trình thực hiện
Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng một xilanh gắn với kim dài rất nhỏ hút các tế bào từ khối u ra và trải các tế bào này trên một tấm kính để quan sát dưới kính hiển vi. Khả năng chẩn đoán của FNA chính xác đến 95% nếu như lấy đủ mẫu và bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm.
Bước 1. Lấy bệnh phẩm
- Bộc lộ vị trí hạch cần chọc hút (bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi tùy vị trí hạch cần bộc lộ để làm thủ thuật cho thuận tiện).
- Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.
- Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí hạch cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm xuyên qua da vào hạch, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào trong lòng kim. Trước khi rút mũi kim ra khỏi hạch, cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da. Có thể chọc hút nhiều vị trí trên hạch (nếu hạch >1,5) hoặc chọc hút nhiều hạch (cần đánh dấu thứ tự hạch hoặc vị trí hạch được chọc hút trên phiến kính).
- Sát trùng lại vị trí đã chọc hút hoặc băng lại nếu cần.
Bước 2. Làm phiến đồ
- Tháo kim ra khỏi bơm tiêm.
- Kéo pitông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.
- Lắp kim vào bơm tiêm.
- Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số BN.
- Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.
Bước 3. Cố định phiến đồ
Bước 4. Nhuộm các phiến đồ
Bước 5. Nhận định kết quả
4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Trên kính hiển vi quang học bởi bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.
- Phiến đồ chọc hút phải có được đúng, đủ các thành phần tế bào của mô hạch, có đủ thành phần của mô tổn thương để chẩn đoán.
- Các phiến đồ được dàn mỏng, đều, không chồng chất lên nhau.
- Các tế bào được bảo tồn tốt đúng với hình thái của mô và tổn thương.
- Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.
- Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc vào trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.
- Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, khí quản…): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.
- Bị choáng khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho BN nằm xuống gường và xử trí chống choáng.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
Bệnh nhân không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật.
Nguồn: Vinmec