Điều gì có thể xảy ra với bạn nếu bạn ngủ với đèn sáng

Bạn nghĩ việc ngủ dưới ánh đèn sáng quá bình thường, nhưng việc này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ.

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều nhớ về khoảng thời gian khi chúng ta ngủ dưới ánh sáng của bóng đèn khi còn bé. Đó là cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi những con quái vật trong tưởng tượng ở những góc tối. Hơn nữa, một số người lớn cũng có thói quen để đèn sáng khi ngủ. Nhưng bạn có biết việc ngủ dưới ánh đèn sáng gây hại cho cơ thể và đây có thể là nguyên nhân của một số vấn đề sức khỏe.

Ngủ dưới ánh đèn sáng có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản của bạn

Một nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột, những con chuột ngủ với ánh sáng đèn vào ban đêm có nhiều khả năng bị vô sinh hơn. Người ta cũng tin rằng đồng hồ sinh học ảnh hưởng đến thời gian của quá trình sinh sản ở phụ nữ.

Một nghiên cứu khác theo dõi các y tá làm việc ca đêm và ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Hóa ra hầu hết các y tá đều phàn nàn rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ bị gián đoạn.

Ngủ dưới ánh đèn sáng gây ra các vấn đề liên quan đến tim

Melatonin không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà còn cả huyết áp. Nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, việc sản xuất melatonin của bạn sẽ bị ức chế. Kết quả là huyết áp của bạn tăng lên. Do đó, ngủ dưới ánh đèn sáng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Bạn có thể tăng cân

Tăng cân cũng là hệ quả của việc ngủ dưới ánh đèn sáng.

Quá nhiều ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể là nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, sự gián đoạn của giấc ngủ và nhịp sinh học có thể góp phần gây béo phì. Một nghiên cứu theo dõi hơn 43.000 phụ nữ tiết lộ rằng những người ngủ với TV đang bật sẽ tăng cân. Sự thay đổi đã xảy ra bất kể chất lượng hoặc thời lượng giấc ngủ của họ.

Ngủ dưới ánh đèn sáng có thể gây ra thay đổi nội tiết tố

Ngay cả một nguồn sáng duy nhất cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, TV hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, chúng còn làm các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.

Bạn có thể bị trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm đã có. Điều thú vị là ánh sáng đỏ có ít tác động bất lợi hơn vì chúng ta ít nhạy cảm hơn với các bước sóng màu đỏ.

Nếu bạn có các dấu hiệu trầm cảm, hãy xem lại ngay thói quen ngủ của mình.

Bạn có ngủ với đèn sáng không? Nếu có, hãy tập ngay thói quen ngủ trong bóng tối bằng cách từ từ cắt giảm lượng ánh sáng nhân tạo trong phòng, lắp đặt một cây đèn ngủ với mức ánh sáng thật thấp ở đầu giường để từ từ thích nghi. Ngoài ra cũng nên tập một thói quen sinh hoạt đều đặn để giấc ngủ được chất lượng, từ đó sức khỏe của bạn cũng ngày được cải thiện hơn.

Nguồn tham khảo: brightside.me

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *