1. Tổng quan về Định lượng PAPP-A
- Tên khoa học: Định lượng PAPP-A
- Tên thường gọi: Định lượng PAPP-A
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
PAPP-A là một đại phân tử glycoprotein có nguồn gốc từ nhau thai, được sản xuất bởi lá nuôi phôi với nồng độ cao trong suốt thai kỳ. Nồng độ PAPP-A có trong huyết thanh mẹ tăng dần theo tuổi thai, rõ rệt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Định lượng PAPP-A nằm trong bộ xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện nay được đưa vào các xét nghiệm thường quy được chỉ định trong các gói khám sản với mục tiêu an toàn cho mẹ, sức khỏe cho bé. Xét nghiệm này rất quan trọng phục vụ chẩn đoán, điều trị sản khoa cho các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Hội chứng Patau
- Down
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Áp dụng với bệnh nhân
Phụ nữ mang thai từ 11 tuần đến 13 tuần 5 ngày giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down (3 NST 21), Hội chứng Patau (3 NST 13), Hội chứng Edwards (3 NST 18), nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai vô sọ (thai không có não bộ)
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định đặc hiệu.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
Tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh cho sản phụ.
Chẩn đoán, điều trị sản khoa cho các bác sĩ chuyên khoa phụ sản.
Nhược điểm:
Các kháng thể không đồng nhất trong huyết thanh người có thể phản ứng với các Ig trong thuốc thử gây nhiễu kết quả phân tích.
Những người bệnh thường xuyên tiếp xúc với động vật hoặc các sản phẩm từ huyết thanh động vật cũng có thể gây nhiễu kết quả phân tích.
Sử dụng kết quả phân tích với mục đích chẩn đoán, cần kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của người bệnh.
4. Quy trình thực hiện – Định lượng PAPP-A
- Bước 1: Chuẩn bị máy xét nghiệm.
- Bước 2: Nhận mẫu bệnh phẩm từ lâm sàng, kiểm tra đối chiếu thông tin, nhận mẫu từ OH và đối chiếu trên Labconn.
- Bước 3: Ly tâm và kiểm tra tình trạng mẫu.
- Bước 4: Chạy chuẩn xét nghiệm (nếu cần), chạy IQC kiểm tra.
- Bước 5: Nạp mẫu vào máy, vận hành máy theo quy trình vận hành máy.
- Bước 6: Sử dụng phần mềm tính toán kết quả .
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Tất cả các biểu hiện đều bình thường.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Không có biểu hiện bất thường
5. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Máy xét nghiệm miễn dịch tự động Cobas E 411
- Hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Chỉ thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ mang thai từ 11 tuần đến 13 tuần 5 ngày.
- Chỉ sử dụng để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
- Thuốc thử được loại bỏ theo quy định.
- Chất bảo quản Natri azide (dưới 0,1 g/dL). Khi xử lý phải dùng một lượng nước lớn để rửa, tránh sự ăn mòn đường ống.
- Cơ chất hoá phát quang: tránh nhiễm bẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Nước: sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion.
Nguồn: Vinmec