Dư luận đang hoang mang trước thông tin rất nhiều người bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam là bệnh Whitmore với tỷ lệ tử vong khoảng 40-60%. Thế nhưng bệnh Whitmore không phải là vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam như rất nhiều người lầm tưởng. Vậy thực hư chuyện này là thế nào?
Bệnh Whitmore đang bị nhầm lẫn với vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam, rất nhiều người cho rằng đây là cùng một bệnh trạng. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai căn bệnh hằm cung cấp thông tin chính thống liên quan và giúp người dân phòng tránh hậu quả đáng tiếc.
Bệnh Whitmore bị nhầm lẫn với vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam
Trên thế giới đúng là có tồn tại vi khuẩn ăn thịt người (Aeromonas Hydrophila) vì khi tiếp xúc tiết ra độc chất làm phân hủy mô khiến thịt bị thối rữa nhưng đây không phải bệnh Whitmore. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore là khuẩn gam âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei), tồn tại trong đất bùn, hay gặp ở khu vực miền Trung và miền Đông Nam bộ nước ta. Vi khuẩn này không chỉ gây nhiễm trùng da, mà còn gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết.
Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết trầy xước trên da khi con người tiếp xúc với bùn đất (hay gặp ở người lớn đi làm đồng, trẻ em bơi lội, đùa nghịch ở những nơi ao tù, nước đọng…), sau đó đi vào máu. Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để chúng phát triển. Bởi bệnh không phổ biến nên người ta không dịch ra tên tiếng Việt.
Còn vi khuẩn Aeromonas Hydrophila có trong vùng nước biển ấm, ô nhiễm, tấn công qua vết thương hở hoặc khi ăn hải sản sống, bẩn. Khuẩn này có thể gây nhiễm trùng máu và tử vong nhanh chóng, đặc biệt ở người có bệnh gan, miễn dịch suy yếu.
Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào?
Người lớn mắc bệnh Whitmore nhiều hơn trẻ em, nhất là những người lao động chân tay, thường tiếp xúc nhiều với bùn đất, nước bẩn, nếu trên cơ thể đã có vết trầy xước, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sẽ từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp-xe hoại tử nhiều cơ quan, trong đó có vùng da bị bệnh gây hoại tử nên bị nhầm lẫn là bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh Whitmore đã được khẳng định khác với vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam, việc điều trị cũng hết sức khó khăn do phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền vào tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không theo dõi sát sao, điều trị đúng liều, đúng phác đồ và thì bệnh này dễ tái phát, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng bệnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh Whitmore và tỷ lệ tử vong còn cao, lên tới 40% là do việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém, rất nhiều bệnh nhân đã bỏ cuộc.
Người bệnh bệnh phổi, tiểu đường và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, áp xe cơ, viêm phổi, áp xe gan lách, có các ổ nhiễm khuẩn trên da… Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Đây là bệnh lý hiếm gặp nên người ta ít nghĩ đến nguyên nhân này, vì thế dễ bỏ qua. Trong khi đó, bệnh diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh sẽ có đáp ứng tốt. Dù khỏi người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức.
Vì thế, để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nhất là khi trên cơ thể có vết xây xát. Những người phải làm việc thường xuyên trong môi trường nước bẩn, nên có trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có dấu hiệu sưng nề, hoại tử ở vùng có vết thương sau khi tiếp xúc nước bẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bệnh Whitmore nguy hiểm đến cỡ nào?
Khi vào cơ thể, vi khuẩn B. pseudomallei sẽ tấn công nhiều cơ quan của cơ thể dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong. Chính vì vậy, nó rất hay bị hiểu nhầm là vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam. Những người đang có sẵn các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… thi nguy cơ bị tổn thương khi nhiễm vi khuẩn này càng lớn và khả năng tử vong càng cao.
Vi khuẩn B. pseudomallei không truyền trực tiếp từ người sang người. Nó sống trong bùn đất và nước, đi vào cơ thể theo vùng da bị tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Khi đã đi vào cơ thể, diễn biến của bệnh Whitmore rất nhanh và có thể khiến con người tử vong chỉ sau 48h nhập viện. Đặc biệt là các triệu chứng của Whitmore hiện tại rất mơ hồ khiến người ta thường nhầm lẫn sang vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam hay các bệnh khác nên việc chủ quan dẫn đến không nhập viện kịp thời là có thể xảy ra.
Vì chưa có vacxin phòng bệnh Whitmore nên để tránh nó, người dân cần hạn chế tiếp xúc khi bị trầy, xước da; khi bị thương cần rửa sạch, sát trùng vế thương chu đáo; hạn chế đến những nơi nghi có nguồn bệnh; thực hiện ăn chín, uống sôi. Ngoài ra khi phát hiện thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường như sốt cao, mệt mỏi, nổi mụn đỏ… người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và làm xét nghiệm đó là bệnh Whitmore hay các bệnh khác để tránh sự nhầm lẫn như vi khuẩn ăn thịt người ở Việt Nam.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.