Nhiệt kế thủy ngân là một dụng cụ y tế hữu ích giúp đo nhiệt độ cơ thể con người. Tuy độ chính xác khá cao, nhưng nếu sản phẩm rơi vỡ sẽ rất nguy hiểm. Bài viết sau mách bạn cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ.
Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể và có tính chính xác khá cao. Tuy vậy, thủy ngân trong nhiệt kế là một kim loại độc có hại đến sức khỏe con người nếu bị rò rỉ hoặc rơi vỡ. Do vậy cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phù hợp để bảo đảm sự an toàn của bạn và mọi người xung quanh.
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam).
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC.
Thủy ngân trong nhiệt kế là thủy ngân nguyên tố, dễ bay hơi gây độc, vì thế cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.
Độ nguy hiểm của thủy ngân
Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng ở thể hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.
Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).
Đây là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ của nó ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ nhưng vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất chính là Demetyl thủy ngân, nguy hiểm đến mức chỉ vài microlit rơi vào da cũng có thể gây tử vong.
Ngộ độc thủy ngân đối với con người thông thường là kết quả của việc tiêu thụ một số loại lương thực, thực phẩm nhiễm chất này trong thời gian dài. Thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cơ thể các loại cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thường chứa nhiều thủy ngân hơn các loài cá nhỏ.
Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến. Nếu không có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa.
Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh, giảm clo huyết, nhiễm acid. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ. Vì thế bạn cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Do vậy để tránh bị nhiễm độc, không nên để các dụng cụ chứa thủy ngân như nhiệt kế bị rơi vỡ. Nếu không cẩn thận, bạn cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh lành hại đến sức khỏe của bạn và người thân.
Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần nhanh chóng làm những việc sau đây:
- Đóng cửa và cửa sổ để hạn chế gió lùa.
- Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào người và quần áo không. Nếu có cần loại bỏ ngay, tốt nhất là thay toàn bộ quần áo, rửa da bằng xà phòng và nước, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi bằng cách dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng đặt sát xuống nền gạt thủy ngân vào. Dù dùng cách nào đi nữa cũng phải cho thủy ngân vào hộp đậy nắp kín. Tuyệt đối không đổ thủy ngân đã gom được xuống các cống rãnh để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
- Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C. Sau đó ngâm 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy. Cuối cùng xả sạch bằng nước lạnh.
- Khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt… hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ can thiệp giải độc kịp thời.
Trên là các cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần thực hiện theo để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh bị nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử có độ an toàn cao, có thể an tâm khi sử dụng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.