Cơ thể phụ nữ sau sinh yếu ớt và rất dễ mắc bệnh, nhất các bệnh dị ứng như mề đay. Lúc này, chị em thường lo lắng và không biết mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không?
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, làm thế nào để nhiều sữa cho con, cho con bú uống collagen được không hay bị nổi mề đay có nên cho con bú không…là một vài trong vô vàn những vấn đề mà mẹ cần tìm câu trả lời. Trong đó, tình trạng nổi mề đay sau sinh rất dễ gặp phải, và liệu với tình trạng này mẹ có nên cho con bú?
Nổi mề đay sau sinh do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là vì thức ăn, thời tiết hay nội tiết tố của cơ thể. Tùy theo từng trường hợp mà mẹ bị mề đay có nên cho con bú bình thường hay tạm ngưng chờ điều trị. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không và phải làm gì trong trường hợp này.
Các kiểu nổi mề đay sau sinh
Mẹ sau sinh thường mắc 2 kiểu nổi mề đay phổ biến nhất là nổi mề đay do dị ứng thức ăn và do thời tiết.
Nổi mề đay do dị ứng thức ăn
Bị dị ứng thức ăn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là điều hết sức bình thường. Để giải thích vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai sinh con có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Tất cả những điều này khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, dễ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị dị ứng, nổi mề đay trước các dị nguyên bên ngoài.
Ngoài ra, sau khi sinh con, cơ thể của người mẹ còn rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm độc từ các tác nhân bên ngoài. Chức năng gan của mẹ bỉm sau sinh trở nên yếu ớt nên khó loại bỏ hết được các độc tố xâm nhập, chúng dần tích tụ dưới da và bộc phát ra ngoài qua da bằng các dấu hiệu mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Nổi mề đay do thời tiết
Ngoài việc hay bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn thì mẹ bỉm cũng nên chú ý để không bị nổi mề đay do thời tiết. Cơ thể yếu ớt sau sinh rất dễ nhiễm lạnh, trúng gió độc, khiến bạn nổi mề đay.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Nổi mề đay do thay đổi nội tiết tố có thể cho bé bú bình thường
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú khi nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố? Với kiểu dị ứng này, mẹ không cần lo lắng bởi nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường mà không lo ngại tới chất lượng sữa.
Tuy nhiên, trường hợp mẹ bị nổi mề đay ở mức độ nặng và phải uống thuốc theo đơn bác sĩ thì mẹ cần cẩn thận khi cho bé bú bởi một số thuốc điều trị có thể điều tiết qua sữa mẹ. Đặc biệt, không được dùng thuốc một cách tùy tiện để tránh tác động xấu đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến thần kinh của bé sau này.
Khi dị ứng thức ăn, mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Cho đến thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng về hiện tượng dị ứng thức ăn có di truyền hay không và mẹ bị mề đay có nên cho con bú không. Các triệu chứng dị ứng do thức ăn không lây từ người này sang người khác do cơ địa mỗi người mỗi khác và có những phản ứng không giống nhau với các loại thức ăn.
Tuy nhiên, căn bệnh này có tính gia đình. Nếu mẹ bị dị ứng thì bé cũng có thể bị dị ứng với cùng loại thức ăn mà người mẹ sử dụng. Do đó, mẹ nên tạm ngưng cho con bú khi bị nổi mề đay do thức ăn. Chờ cho đến khi nào mẹ hết dị ứng hoàn toàn thì mới cho bé bú lại bình thường.
Cách khắc phục khi bị nổi mề đay sau sinh
Thuốc trị dị ứng
Điều trị mề đay bằng thuốc là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ do thời gian chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt, mẹ cho con bú nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng phương pháp dân gian
Những mẹo hay trị dị ứng dân gian tuy cho hiệu quả chậm hơn thuốc Tây nhưng không gây ra tác hại xấu cho mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Một số mẹo mà mẹ có thể áp dụng như:
Uống trà hoa cúc
Mỗi ngày uống một ly trà hoa cúc với mật ong nguyên chất sẽ giúp mẹ loại bỏ các biểu hiện dị ứng như mề đay, mẩn ngứa.
Loại trà này còn giúp cơ thể mẹ được giải độc, ngủ ngon hơn, làn da sáng mịn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, mẹ có thể thử một số loại trà khác như: trà cam thảo táo gai, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, dâu tây mật ong, atiso, trà bạc hà, trà đen, bạch trà.
Chườm đá làm giảm mề đay
Bạn chỉ việc lấy khăn sạch mềm bọc 2 – 3 viên đá rồi chườm lên các vùng da bị dị ứng. Một lúc sau, tình trạng nổi mề đay sẽ thuyên giảm đáng kể.
Dùng mướp đắng trị dị ứng
Ngoài cách uống trà thảo dược, mẹ cũng có thể sử dụng mướp đắng để xông hoặc nấu nước tắm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Việc mẹ cần làm chỉ là chuẩn bị 1 – 2 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp cho mướp vào nồi đổ ngâp nước đun sôi để lấy nước bôi trực tiếp lên vùng da.
Trên đây là một số giải đáp những thắc mắc về vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không và cách khắc phục bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nên tới bệnh viện ngay nếu thấy xuất hiện những triệu chứng dị ứng kéo dài hơn một tuần, sốc phản vệ, suy hô hấp…
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.