Nguyên nhân của chứng buồn nôn khi mang thai và cách khắc phục

Theo khảo sát, có đến 85% phụ nữ gặp phải chứng buồn nôn khi mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp để giúp mẹ giảm chứng buồn nôn khi mang thai hiệu quả.

Buồn nôn khi mang thai là một triệu chứng thường gặp ở các chị em phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đây là một hiện tượng không mấy nguy hiểm nhưng sẽ gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, chán ăn và có thể dẫn đến sụt cân. Hơn thế nữa, nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ làm sức khỏe mẹ bầu bị suy nhược và mệt mỏi.

Đừng quá lo ngại! Mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu tình trạng buồn nôn khi mang thai qua việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng những phương pháp giảm buồn nôn.

Buồn nôn khi mang thai là gì?

Theo khảo sát, có đến hơn 85% mẹ bầu bị buồn nôn khi mang thai nhiều lần. Buồn nôn không những là các dấu hiệu mang thai, mà nó còn là triệu chứng ốm nghén phổ biến trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ và ở một số mẹ bầu, hiệu tượng này đôi khi kéo dài lâu hơn.

Buồn nôn là một phần không thể thiếu trong tập hợp những triệu chứng ốm nghén. Mặc dù buồn nôn khi mang thai đem lại cảm giác khó chịu và mệt mỏi nhưng may mắn thay, triệu chứng này không gây hại cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Hơn thế nữa, đây còn là dấu hiệu thông báo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Buồn nôn thường xuất hiện trong khoảng từ 4-8 tuần thai đầu tiên và sẽ có xu hướng giảm dần từ tuần 13 hoặc 14 trở đi. Không phải tất cả mẹ bầu đều sẽ bị buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ở từng người, từng trường hợp mà buồn nôn khi mang thai có thể kéo dài 1-2 tuần đầu, xuất hiện và biến mất không theo quy luật trong những tháng tiếp theo.

Buồn nôn khi mang thai thường xảy ra suốt cả ngày, nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng. Mức độ thường xuyên và nặng nhẹ ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, không ai có triệu chứng giống ai.

Những nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai

Thiếu máu gây buồn nôn khi mang thai

Thiếu máu không chỉ xảy ra ở mẹ bầu mà còn có thể diễn ra ở bất kỳ ai. Đây là hiện tượng sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho não khiến cơ thể có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn. Mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ để xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân chính xác của chứng bệnh này.  Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt để giảm bớt tình trạng thiếu máu và giúp con trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Ăn uống thiếu chất

Việc ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau trong đó có hạ đường huyết – tên gọi cho hiện tượng lượng đường trong máu bị hạ thấp. Điều này cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu để cơ thể quá đói. Lúc này dễ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Và nếu không bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến buồn nôn khi mang thai

Ở quá lâu trong môi trường nóng nực, ngột ngạt

Mạch máu của mẹ bầu sẽ giãn ra, dẫn đến hạ huyết áp và gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi ở lâu trong một nơi có nhiệt độ cao, bí bách và cảm thấy không mấy dễ chịu. Hiện tượng mất nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi cũng khiến hiện tượng buồn nôn khi mang thai xuất hiện.

Đứng lên quá nhanh gây buồn nôn khi mang thai

Đứng lên quá nhanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng buồn nôn khi mang thai. Máu của mẹ bầu sẽ dồn lại ở phần dưới cơ thể khi ngồi, và khi đứng cơ thể cần thời gian để điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nếu mẹ bầu đứng lên quá đột ngột thì cơ thể chưa kịp điều chỉnh sẽ khiến huyết áp giảm xuống nhanh chóng. Khi đó, các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn sẽ xuất hiện. Mẹ bầu cũng nên lưu ý, nếu việc này xảy ra quá nhiều lần sẽ không tốt cho cơ thể.

Cách khắc phục chứng buồn nôn khi mang thai

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng để hết buồn nôn khi mang thai

Chất dinh dưỡng luôn là yếu tố cần thiết cho cơ thể con người nói chung và mẹ bầu nói riêng. Đặc biệt khi mang thai thì mẹ bầu càng cần chú ý tăng cường chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh. Tuyệt đối không để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói gây ra triệu chứng hạ đường huyết ngoài mong muốn. Và cũng không nên để bụng trống rỗng trong thời gian dài.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ hạn chế buồn nôn khi mang thai

Luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng

Những bài thể dục có tính nhẹ nhàng là cách giúp cơ thể mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Tham khảo những bài tập thể dục cho phụ nữ mang thai để máu luôn lưu thông tốt và cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Luyện tập thể dục cũng là cách tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không nên chọn những bài tập có cường độ quá mạnh.

Tránh xa các chất kích thích

Các chất gây kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… không chỉ cần tránh xa khi cơ thể có biểu hiện buồn nôn khi mang thai, mà còn phải tránh xa trong quá trình nuôi con.

Làm việc chậm rãi, nhẹ nhàng, từ tốn

Việc để cơ thể luôn trong trạng thái vội vàng, gấp gáp sẽ khiến mẹ bầu dễ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi. Đặc biệt là việc chuẩn bị gấp rút cho kịp giờ đi làm buổi sáng. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vì thế, hãy ngồi dậy một cách nhẹ nhàng để cơ thể kịp thích nghi, hoặc làm việc một cách từ tốn để giảm bớt cảm giác tiêu cực cho cơ thể.
Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiện tượng buồn nôn khi mang thai mà mẹ bầu cần nên lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu . Chúc mẹ và bé trong bụng luôn có một sức khỏe thật tốt.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *