Những biểu hiện và nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Mùa hè nắng nóng là thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh rôm sảy nhất do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh. Bài viết chia sẻ những biểu hiện và nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh rôm sảy.

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ và phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Bệnh này khiến trẻ rất khó chịu nên khiến cha mẹ lo lắng vô cùng, tuy nhiên chúng ta chỉ cần nhận biết sớm triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là có thể giúp trẻ mau hồi phục.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ mặc quần áo bó sát

Một số mẹ thường có thói quen ủ ấm trẻ quá kỹ, sợ con bị muỗi đốt, sợ con bị cảm lạnh nhưng việc mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo của trẻ quá kín dễ làm cho làn da trẻ không được thông thoáng. Mặc nhiều quần áo hoặc quần áo chật chội khiến mồ hôi của trẻ khi thoát ra bị bí bách, tạo ra môi trường không thoáng khí tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển khiến bé dễ bị rôm sảy. Mặc trang phục dài tay cho bé là đúng nhưng mẹ nên chọn những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có sự mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi tốt để giúp bé dễ thở và dễ dàng cử động. Đặc biệt vào mùa hè thời tiết nóng bức mẹ nên chọn những trang phục bằng vải cotton, thun lạnh, vải lanh, vải voan. 

Trẻ vận động đổ mồ hôi nhiều

Nổi rôm sảy sẽ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu

Trẻ chơi đùa vận động quá nhiều nhưng không được vệ sinh kỹ càng dễ khiến cho mồ hôi cơ thể tích tụ, tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công và gây ra mẩn đỏ trên da bé. Một số trẻ quá hiếu động thường sẽ dính nhiều mồ hôi và chất bẩn hơn, từ đó cũng tăng cao nguy cơ nhiễm khuẩn da. Vì vậy mẹ nên vệ sinh da thật kỹ và đúng cách cho bé vì làn da trẻ vẫn còn rất mềm mại, mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ nước tắm thường là 37°C và thời gian tắm không kéo dài quá 10 phút.

Đặc biệt mẹ nên giữ cho những vùng da khép kín trên cơ thể trẻ như cổ, nách, khủy tay, khủy chân, bẹn, mông… của trẻ sạch sẽ bằng cách lau sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm và dùng phấn rôm cho bé trị rôm sảy vì đây là những vùng dễ bị hăm hoặc đóng vi khuẩn nhiều nhất. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày giúp da trẻ khô thoáng và hạn chế nguy cơ mắc rôm sảy, mẹ có thể sử dụng thêm một số loại nước lá như lá chè xanh đun sôi, mướp đắng, chắt lấy phần nước hòa với nước đun sôi để nguội, hay hòa ít nước cốt chanh để tắm cho trẻ.

Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết. Nguyên nhân là tuyến bài tiết mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ mất cân bằng pH da gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi làm cho trẻ mọc rôm sảy. Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên da trẻ dễ bị nhiễm trùng, tổn thương. Việc này sẽ khiến trẻ rất khó chịu, đôi khi việc ngứa ngáy này còn khiến trẻ gãi nhiều gây da trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt. Vì vậy khi thời tiết nóng bức mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ, cho trẻ ở trong môi trường thoáng mát để tránh cho tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.

Nhà cửa không thông thoáng, chật chội

Thời tiết nóng bức thường khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là với những trẻ sống trong môi trường kín và không thoáng khí. Điều này sẽ khiến cho không khí không được lưu thông và tồn tại nhiều chất bẩn cũng như vi khuẩn. Trẻ con với hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, đôi khi còn gây bội nhiễm có thể gây nguy hiểm cho bé. Tuy bệnh rôm sảy không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây từ người này sang cho người khác nhưng nếu sống trong môi trường nhà ở không thông thoáng cũng dễ gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.

Những biểu hiện của bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy khỏi phát bằng những nốt ban đỏ hoặc hồng to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm. Những vùng thường xuất hiện rôm sảy trên người trẻ thường là những vùng da kín được bao phủ bởi quần áo như nách, mông, lưng, khủy tay, khủy chân. 

Sau một thời gian những nốt rôm sảy này sẽ phát triển hơn một chút, ở đầu các nốt ban xuất hiện một chút nước, mọc dày thành từng mảng lớn khiến trẻ có cảm giác ngứa và nóng rát. Nếu như mẹ không chú ý thì trẻ có thể chà xát hoặc gãi ngứa từ đó làm da bị lở do viêm nhiễm, hậu quả là chuyển thành những dạng rôm sảy nặng hơn.

Cần chăm sóc trẻ đúng cách để rôm sảy không phát triển thành những dạng nặng hơn

Trẻ nổi rôm sảy thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở da nên bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ăn không ngon,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành mụn nhọt khó chữa. 

Làn da trẻ non nớt dễ bị tổn thương nhưng chúng cũng nhanh lành lại và kéo da non. Tuy nhiên nếu rôm sảy phát triển thành những dạng như rôm sảy mủ hoặc rôm sảy sâu sẽ khiến các vùng da tổn thương để lại sẹo khó lành làm mất thẩm mỹ. Đặc biệt những dạng rôm sảy này có thể khiến bé có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *