Mang thai ngoài tử cung là biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng để sức khỏe đối với phụ nữ. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng.
Định nghĩa hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng, nếu trứng gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh, sau đó di chuyển vào tử cung để gắn vào nội mạc tử cung làm tổ và phát triển cho đến khi sinh.
Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh bị tắc nghẽn không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung là gì?
Những nguyên nhân gây nên dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng hoặc viêm ống dẫn trứng có thể làm cho ống dẫn trứng bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
- Các mô sẹo từ một vết nhiễm trùng trước đó trên ống dẫn trứng cũng có thể cản trở sự di chuyển của trứng.
- Những tổn thương sau cuộc phẫu thuật trước đây ở vùng chậu hoặc trên các ống dẫn trứng gây nên sự bám dính của tế bào trứng.
- Dị tật bẩm sinh hoặc sự phát triển hình dạng không bình thường của ống dẫn trứng.
Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng điều đáng nói là các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung không khác gì các dấu hiệu mang thai thông thường vì vậy rất khó chẩn đoán.
Trễ kinh cũng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Phần lớn trường hợp mang thai ngoài tử cung đều ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có trường hợp xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Tuy nhiên, khác có kinh, hiện tượng ra máu khi mang thai ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại.
Đau bụng dưới hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng
Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và có thể kéo dài.
Bạn nhận thấy mình bị đau bụng dưới và đau một bên dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Nếu cơn đau kéo dài và ngày một nặng hơn, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê, khi đó bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Chảy máu âm đạo
Trong thời gian mang thai chảy máu âm đạo là hiện tượng thông thường nên dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Còn một số người lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sảy thai sớm nếu họ biết việc mình mang thai. Chính vì vậy bạn cần đến bác sĩ sớm để được thăm khám và tư vấn.
Nồng độ HCG trong máu giảm dần
Bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nếu nghi ngờ bạn mang thai ngoài tử cung nhưng hình ảnh siêu âm không cho thấy vị trí thai bám, bác sĩ có thể chỉ định nội soi vòi trứng để tìm vị trí thai chính xác.
Chuột rút
Trong thời gian đầu mang thai bà bầu sẽ bị chuột rút nhưng chuột rút nghiêm trọng hoặc bị chuột rút đi kèm với đau bụng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Chuột rút thường xảy ra cùng triệu chứng đau bụng như hiện tượng đau bụng kinh.
Đau vai gáy
Cơn đau bất thường bắt đầu từ vai cho đến cánh tay có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ. Khi thấy đau vai kèm các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo bạn cần đến ngay bệnh viện vì rất có thể bạn đã bị thai ngoài tử cung rồi đấy.
Biện pháp phòng ngừa và xử lý mang thai ngoài tử cung
Mặc dù không thể phòng ngừa được tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải và biết cách xử lý nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, sau sinh nở và cho con bú để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu.
- Trường hợp từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai để được tư vấn, theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.
- Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời.
- Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, phụ nữ nên áp dụng biện pháp tránh thai từ 6-12 tháng để các chức năng sinh sản hồi phục trở lại hạn chế những rủi ro trong quá trình mang thai.
- Khám thai theo định kỳ, tham khảo bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nếu có những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.