Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ ông bà, cha mẹ hay bạn bè về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ cần lưu ý những nguồn dinh dưỡng khác nhau từ các loại thực phẩm khác nhau để tránh dị tật thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Ba tháng đầu khi mới mang thai là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Vì thế, mẹ bầu rất cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để tránhdị tật thai nhi ở bé và sức khỏe của mẹ luôn được đảm bảo.
1. Các loại thịt mẹ bầu nên kiêng để tránh dị tật thai nhi
Thịt chưa được nấu chín
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn các loại thịt sống hoặc thịt tái để tránh những ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ. Trong các thực phẩm thịt chưa được nấu chín có chứa toxoplasma cũng như các loại vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn các loại thịt đã được nấu chín.
Thịt nguội, xúc xích
Các loại thực phẩm này đều được làm từ nguyên liệu tươi sống. Vì thế chúng rất có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn ăn, mẹ bầu nên làm chín thịt nguội và xúc xích và phải ăn ngay sau khi nấu xong.
2. Những loại cá mẹ bầu nên kiêng ăn trong 3 tháng đầu
Một vài loại cá được xếp vào nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu để tránh dị tật thai nhi vì có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Khi đi vào cơ thể, thủy ngân sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hệ thần kinh của em bé. Một số loại cá mà phụ nữ mang thai nên tránh là:
- Cá kiếm
- Cá kình
- Cá ngừ
- Cá thu
3. Những loại rau mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Rau sam
Rau sam là một trong những loại rau mà mẹ nên tránh ăn vào 3 tháng đầu thai kỳ để tránh dị tật thai nhi vì loại rau này tính hàn, có thể làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau sam, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Rau răm
Cũng như rau sam, rau răm cũng một trong các loại rau mẹ nên kiêng cử để tránh những dị tật thai nhi xảy ra ở em bé trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các chất có trong rau răm có thể gây ra hiện tượng mất máu ở bà bầu, tăng co bóp tử cung. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này sẽ có thể bị sảy thai hoặc xảy ra bất thường trong sự phát triển của thai nhi.
Rau ngót
Mặc dù rau ngót có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là loại rau mà bà bầu không nên ăn. Chất papaverin ở trong rau ngót là một chất độc được tìm thấy nhiều trong cây thuốc phiện. Khi mẹ bầu ăn nhiều rau ngót sẽ làm cho sự co thắt của cơ tử cung nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Rau ngải cứu
Đây là loại rau có thể xem như một vị thuốc có tác dụng an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu. Tuy nhiên, việc lạm dụng ngải cứu cũng có thể làm tăng khả năng bị sảy thai cũng như những biến chứng dị tật thai nhi rất nguy hiểm.
Rau chùm ngây
Trong rau chùm ngây có một loại hormone là alpha-sitosterol. Loại này cực độc đối với bà bầu. Mẹ bầu không nên ăn loại rau này trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Các loại rau mầm sống
Mẹ bầu không nên ăn sống bất kỳ loại rau mầm nào khi chưa được nấu chín, kể cả giá đỗ. Nguyên nhân là vì vi khuẩn có thể vẫn còn ở trong hạt giống khi cây mầm lớn lên mà nước không thể rửa sạch hết. Nếu muốn ăn rau mầm, mẹ bầu nên nấu chín để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân cũng như em bé.
Măng tươi
Mặc dù đây là loại thực phẩm có thể chế biến ra nhiều món ăn rất ngon và hấp dẫn nhưng lại không thích hợp đối với mẹ bầu. Hàm lượng cao của chất Cyanide có trong măng khi vào cơ thể mẹ sẽ hình thành chất độc HCN, có hại cho em bé và có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
4. Những loại ngũ cốc mẹ bầu không nên ăn
Đa phần các loại ngũ cốc đều đem lại tác dụng tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại khuyên bà bầu không nên sử dụng đậu nành trong thai kỳ. Loại đậu này có thể là nguyên nhân gây ra một số dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh sản của các bé trai. Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng đậu nành để lấy lại vóc dáng thon gọn, rất tốt cho cơ thể.
5. Các loại trái cây mẹ bầu nên kiêng ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Quả nhãn
Theo Đông Y, mẹ bầu không nên ăn nhãn. Việc ăn nhãn nhiều sẽ làm cho triệu chứng ợ nóng và táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, đối với những bà bầu nào có cơ địa nhạy cảm hoặc xuất hiện triệu chứng dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên ăn nhãn trong suốt thai kỳ.
Quả dứa (thơm)
Trong dứa có chất Bromelain sẽ làm mềm và kích thích co bóp tử cung gây nên dễ sảy thai ở mẹ. Chất này sẽ nhiều hơn ở quả dứa còn xanh. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn dứa có thể gây sảy thai.
Đu đủ xanh
Chất latex trong đu đủ xanh sẽ làm co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, đu đủ xanh có các enzym có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
6. Mẹ bầu không nên uống nước gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Đồ uống có cồn
Các thức uống có cồn như rượu, bia gây ra nhiều tác hại xấu tới thai nhi như: dị tật thai nhi, bé gặp vấn đề về ngôn ngữ, chậm phát triển… Chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho thai kỳ của mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn để đảm bảo sức khoẻ cho em bé.
Thức uống có ga
Lạm dụng nước uống có ga trong thai kỳ có thể gây tổn thương não bộ của thai nhi. Em bé khi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down. Vậy nên đây cũng là loại đồ uống mà mẹ bầu cần tránh để tránh các di chứng dị tật thai nhi lên em bé.
Cà phê
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất caffeine ở trong cà phê có khả năng đi qua nhau thai để gây ảnh hưởng tới thai nhi và nặng hơn là có thể gây dị tật thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200mg cà phê mỗi ngày và tốt nhất nên hạn chế loại chất kích thích này trong suốt thời gian mang thai.
Trà thảo mộc
Mẹ bầu cũng cần tránh uống trà thảo mộc, trừ khi được bác sĩ đồng ý. Không thể biết được các loại thảo mộc sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, để tốt nhất, phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng loại thức uống này.
7. Một số thực phẩm mẹ không nên ăn cùng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Mẹ cần phải chú ý rằng có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi kết hợp cùng nhau lại tạo nên các chất có hại cho cơ thể. Những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn cùng với nhau là:
Cải bó xôi và đậu phụ
Trong đậu phụ có chứa chất magie clorua và canxi sunphat. Hai chất này sẽ phản ứng với axit oxalic để tạo thành magie oxalate và canxi oxalate. Điều này sẽ gây cản trở đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, về lâu về dài có thể gây sỏi thận ở mẹ.
Cải bó xôi và đậu phụ không nên ăn cùng với nhau.
Dưa chuột và cà chua
Cà chua rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có nhiều men làm phân giải vitamin C. Nếu ăn hai loại quả này cùng nhau sẽ giảm hấp thụ vitamin C ở trên cơ thể mẹ.
Sữa và chocolate
Trong khi sữa có nhiều canxi và protein thì chocolate lại giàu axit oxalic. Khi pha sữa với chocolate sẽ tạo ra chất canxi oxalate. Loại chất này có thể gây tiêu chảy, tóc khô xơ ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thịt bò và tôm
Mặc dù hai loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bổ dưỡng nhưng mẹ bầu không nên nấu chung hoặc ăn cả hai đồng thời cùng lúc. Các khoáng chất sắt có sẵn trong thịt bò sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của tôm.
Củ cải trắng với táo, nho
Khi ăn các món chế biến từ củ cải trắng, bà bầu tránh tráng miệng bằng táo hoặc nho. Trong táo có chất ceton sẽ phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh ở củ cải. Nếu ăn cùng nhau có thể gây suy tuyến giáp và bướu cổ.
Để đảm bảo có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi cũng như tránh những dị tật thai nhi không đáng có do thực phẩm mang lại, mẹ bầu cần chú ý tránh ăn uống các loại thực phẩm đã nêu trên đây. Các mẹ bầu nên chú ý chuẩn bị cho mình những chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý và thường xuyên đi khám thai để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn để luôn đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.