Quai bị biến chứng viêm tụy và những bộ phận nào?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến quai bị biến chứng viêm tụy (thường chiếm tỷ lệ 3 – 7%) vô cùng nguy hiểm.

Bệnh quai bị thường có những triệu chứng gì?

Khi bị nhiễm virus quai bị, hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cụ thể. Theo đó, người bệnh thường bị sốt cao (39 – 40 độ C) trong 3 – 4 ngày, đồng thời có dấu hiệu sưng vùng mang tai, chảy nước bọt, má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc.

Tuy nhiên, có đến khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không hề có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào. Đây là những người có khả năng truyền bệnh mà những người xung quanh không hề hay biết, không chủ động phòng tránh được. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày, đồng thời bệnh nhân sẽ được miễn dịch suốt đời sau khi khỏi bệnh.

Quai bị biến chứng viêm tụy và những bộ phận nào?

Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp hơn trẻ em, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo đó, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

Quai bị biến chứng viêm tụy: Trường hợp này thường chiếm tỷ lệ 3 – 7% trên tổng số ca mắc phải biến chứng. Đây là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân sẽ bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế, để ngăn chặn kịp thời tình trạng quai bị biến chứng viêm tụy, các bạn phải nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nhé.

Quai bị biến chứng viêm buồng trứng: Trường hợp này có tỷ lệ 7% ở nữ giới sau tuổi dậy thì, tuy nhiên cũng rất ít khi dẫn đến vô sinh.

Quai bị dẫn đến viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Trường hợp này thường chiếm tỷ lệ 20 – 35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Theo đó, người bệnh sẽ bị sưng to tinh hoàn, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày, khoảng 50% trường hợp tinh hoàn teo dần do biến chứng, có thể dẫn tới nguy cơ giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Quai bị biến chứng nhồi máu phổi: Ngoài quai bị biến chứng viêm tụy thì bệnh còn gây nhồi máu phổi. Đây là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Được biết, nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Khoảng 50% trường hợp quai bị biến chứng viêm tinh hoàn sẽ bị teo tinh hoàn, có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh.

Quai bị biến chứng gây tổn thương thần kinh: Người bệnh quai bị có thể bị viêm não do biến chứng. Trường hợp này có tỷ lệ 0,5%. Theo đó, bệnh nhân sẽ thường có các biểu hiện như rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, đầu to do não úng thủy. Không những thế, tổn thương thần kinh sọ não còn có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, điếc, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Bệnh quai bị biến chứng ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ mang thai nếu bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể bị sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Nếu bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác: Ngoài quai bị biến chứng viêm tụy và một số bộ phận như đã kể trên, quai bị biến chứng còn có thể gây viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu,… vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Phòng tránh tình trạng quai bị biến chứng viêm tụy như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Quai bị biến chứng viêm tụy là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mầm bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai.

Lưu ý, trẻ em bị bệnh không được đến trường để tránh lây bệnh cho các trẻ em khác. Đồng thời, người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Bên cạnh đó, tất cả các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt.

Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng.

Người bệnh có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trong trường hợp không phải quai bị biến chứng viêm tụy mà là viêm tinh hoàn, người bệnh cần chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, kết hợp với việc nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và điều trị để tránh biến chứng nặng hơn.

Để phòng bệnh quai bị biến chứng viêm tụy thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Được biết, có đến hơn 95% những người được tiêm chủng miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời với căn bệnh này. Chính vì vậy, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc và chưa được tiêm chủng thì tốt nhất là nên tiêm vắc-xin để có thể phòng bệnh tốt nhất.

Quai bị biến chứng viêm tụy và những bộ phận khác cụ thể như thế nào các bạn đã biết rồi phải không? Chính vì đặc biệt nguy hiểm nên ngay khi phát hiện mình bị nhiễm bệnh, các bạn cần phải điều trị sớm, ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để nhanh chóng khỏi bệnh, ngăn chặn kịp thời những biến chứng có thể xảy ra nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *