Tác dụng của vitamin B12 đối với sức khỏe

Vitamin B12 hay còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin giúp điều hòa hệ thần kinh, tăng trưởng cơ thể và tạo lập tế bào máu. Vitamin B đặc biệt quan trọng khi tham gia vào quá trình điều hòa thần kinh và quá trình tổng hợp DNA, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, hệ thống tim mạch, hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của vitamin B12 (Cyanocobalamin) với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần bổ sung vitamin đầy đủ tránh những nguy cơ thiếu hụt lượng vitamin này gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Công dụng của vitamin B12 đối với sức khỏe

Giảm nguy mắc những bệnh về suy giảm trí nhớ

Vitamin B12 hỗ trợ khả năng tạo ra hemoglobin của cơ thể cho phép vận chuyển oxy qua cơ thể trong dòng máu của bạn, có lợi cho hệ thần kinh vì nó giúp duy trì myelin khỏe mạnh, một chất béo hỗ trợ chức năng thần kinh. Khi tuổi già đến, vitamin này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí, cũng giúp nâng cao khả năng tập trung và suy nghĩ của người trẻ.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Cùng với vitamin B6, vitamin B12 cũng giúp làm giảm mức homocysteine ​​cao, kiểm soát cholesterol và cân bằng huyết áp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Chăm sóc làn da, tóc và móng tay

Vitamin B12 đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát các tế bào sinh sản và phát triển, từ đó giúp cho làn da và tóc khỏe mạnh, giảm viêm da, giảm rụng tóc hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa

B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, tham gia vào quá trình trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày, tốt cho những người bị viêm dạ dày, thiếu máu, loét dạ dày và rối loạn hệ miễn dịch.

Ngăn ngừa ung thư

Vitamin B12 có lợi cho hệ thống miễn dịch, có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư đại tràng.

Những hậu quả của việc thiếu hụt vitamin B12

Vàng mắt là dấu hiệu điển hình khi thiếu vitamin B12

Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam. Những người có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt B12 bao gồm người già, người ăn kiêng, ăn chay, vì thế chúng ta nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất này thông các loại thực phẩm giàu vitamin B12.

Thiếu hụt vitamin B12 khiến bạn bị thiếu máu từ đó khiến cho cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, kiệt sức, thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12 sẽ giảm lưu lượng oxy lưu thông các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở, tim đập nhanh, khó thở, rát lưỡi, tổn thương thần kinh và tê bì chân tay.

Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến cho lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút và làm cho làn da bạn trở nên nhợt nhạt hơn.

Sưng và viêm lưỡi là biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi trở nên mềm, đỏ, đau rát hoặc sưng lên. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn là những vấn đề tiêu hóa thường gặp, nhưng ngoài chế độ ăn thì việc thiếu vitamin B12 cũng có thể là 1 nguyên nhân.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến chúng ta suy giảm thị lực, mắt vàng, tăng nhãn áp và mắc những bệnh thần kinh thị giác.

Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ do thiếu vitamin B12, vì đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng, nếu thiếu hụt sẽ tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin trong não gây ra những bất ổn về tâm lý.

Tương tự như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Chức năng của xương có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu hụt vitamin B12, thậm chí có thể dẫn đến chứng loãng xương.

Cách bổ sung vitamin B12 thông qua những thực phẩm từ tự nhiên

Vitamin B12 vô cùng cần thiết cho sức khỏe của con người tuy nhiên cơ thể của chúng ta không tự sản xuất được loại vitamin này. Vì vậy chúng ta cần hấp thụ vitamin thông qua những loại thực phẩm và loại vitamin sẽ được hấp thụ trong dạ dày với sự trợ giúp của một loại protein gọi là yếu tố nội tại.

Gan động vật và thận, đặc biệt là từ thịt cừu rất giàu vitamin B12 cùng với những khoáng chất như đồng, selen và vitamin A và B2.

Nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B12 vào khẩu phần ăn hằng ngày

Thịt từ các loại cá béo siêu bổ dưỡng là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời và cung cấp nhiều protein, vitamin B12 và khoáng chất đặc biệt là ở các cơ ngay dưới da. Những loại cá được khuyên dùng như cá hồi, cá mòi, cá ngừ…

Thịt bò là một nguồn cung cấp vitamin B12, vitamin B2, B3 và B6, selen và kẽm tuyệt vời, giúp tăng nồng độ vitamin B12 trong máu và giúp giảm các dấu hiệu thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Vitamin B12 còn có trong trứng, phô mai, sữa, cá, sò, giáp xác, gan, thận, thịt đỏ…

Lượng hấp thụ vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày là khoảng 2,4mcg và cao hơn một chút đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Cơ thể có thể dự trữ vitamin B12 ở gan trong vài năm nên chúng ta có thể tiêu thụ nhiều hơn lượng vitamin này để sử dụng trong tương lai.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *