Tính đến ngày 18.2, đã có hơn 12,712 người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh và được xuất viện ở Trung Quốc và trên thế giới, hiện vẫn chưa công bố thuốc đặc trị và thuốc điều trị mới chỉ được thử nghiệm vẫn hạn chế.
Vậy, điều gì khiến hàng ngàn người nhiễm Covid-19 được khỏi bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Một số thông tin về dịch Covid-19
Với tình hình Covid-19 tiếp tục lây lan, gây tâm lý hoang mang, các nhà khoa học đang gấp rút tìm cách chống lại mối đe dọa trước đây chưa lường trước này.
Covid-19 thực ra đã nhiều lần trở thành kẻ thù của con người. Sau hàng thập kỷ nghiên cứu, loại virus cứng đầu này vẫn rất khó lường. Những dịch bệnh như SARS và MERS cũng đều bắt nguồn từ virus Corona. Sở dĩ loại virus này được gọi là Corona vì nhìn vào kính hiển vi, chúng có gai chĩa ra như vương miện.
Covid-19 mới, với tên chính thức là Covid-19 được cho là bắt nguồn từ loài dơi, lây nhiễm sang vật trung gian và cuối cùng lây sang người. Đây là loài vật cư trú ở nơi tăm tối, nhưng có hệ miễn dịch cực nhạy với virus. Từ đó, virus phải biến đổi, nhân bản thật nhanh để có thể tiếp tục tồn tại trong cơ thể dơi.
Còn lá chắn chắn miễn dịch của con người chỉ ở mức trung bình, không được nhạy như dơi nên phản ứng rất chậm khi COVID-19 xâm nhập. Khi vào cơ thể, Covid-19 lây nhiễm trực tiếp ở hệ hô hấp, dẫn đến các triệu chứng như sốt, khó thở.
Người bệnh thường tử vong vì suy hô hấp, suy tạng trước khi hệ miễn dịch cơ thể nhận biết ra được mối đe dọa và phản ứng phù hợp.
Cơ chế hoạt động của virus Corona
Covid-19 là một dạng virus chứa trong lớp vỏ gai một đoạn mã di truyền gọi là ARN. Virus cần bám vào tế bào cụ thể, trong trường hợp này là tế bào hô hấp, giải phóng ARN để biến tế bào cơ thể người trở thành cỗ máy sản sinh thêm virus.
Cuối cùng, Covid-19 sau khi nhân bản xong được giải phóng khỏi tế bào và thường cũng phá hủy luôn tế bào. Điều này phản ánh trường hợp các bệnh nhân nhiễm Covid-19 bị suy hô hấp nhanh chóng.
Trong quá trình nhân bản, virus cũng không ngừng tự biến đổi, và chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc tổng hợp lại ARN cũng khiến đặc tính virus thay đổi. Đó chính là lý do vì sao có nhiều loại Covid-19 không ngừng xuất hiện.
Cơ chế sản xuất thuốc kháng sinh kháng virus hiện nay là tìm ra được phân tử nhỏ ngăn virus được nhân lên bên trong các tế bào của con người.
Thuốc kháng virus này sẽ đem theo các phân tử và can thiệp vào quá trình xâm nhập vào tế bào cùng sự nhân lên của virus. Nhưng để điều chế thành công thuốc kháng virus hiệu quả thì hết sức tốn kém và cần có thời gian.
Ngay cả những thuốc đã có sẵn được chứng minh hiệu quả như Remdesivir cũng chỉ có thể có tác dụng đối với một số thể trạng bệnh nhân nhất định, chứ không phát huy tác dụng nếu sử dụng đại trà.
Dịch bệnh do virus MERS gây ra xảy ra từ năm 2012 nhưng cho tới nay, các nhà khoa học vẫn loay hoay trong việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và chấp nhận được.
Người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh nhờ đâu?
Tính đến ngày 18.2, đã có hơn 12,712 người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh và được xuất viện mà không phải do dùng thuốc đặc trị, vậy bệnh nhân nhiễm Covid-19 khỏi bệnh nhờ đâu?
Câu trả lời chính là nằm ở hệ miễn dịch. Chức năng của hệ thống miễn dịch là là chắn bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp chúng ta luôn khỏe mạnh.
Sau một thời gian nhiễm Covid-19 và nếu cơ thể chưa bị tấn công, phá hủy, các tế bào miễn dịch sẽ học được cách nhận biết tế bào virus và sẽ tiêu diệt chúng một cách hữu hiệu. Nên điều trị khỏi Covid-19 có nghĩa là người bệnh hồi phục và không còn tồn tại virus trong người.
Một cách đẩy nhanh hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể người khác là dùng vắc xin. Vắc xin là một dạng virus đã được kiểm soát, nghiên cứu điều chế để không đe dọa đến cơ thể. Một khi được tiêm vắc xin vào người, các tế bào của hệ miễn dịch dễ dàng nhận biết và từ đó tiêu diệt virus nếu trong tương lai cũng có loại virus tương tự xâm nhập.
Nhưng với trường hợp Covid-19 khác với các virus cảm cúm thông thường nên hệ miễn dịch cần thời gian để nhận biết.
Những chủng virus Corona trước đây bao gồm dịch SARS, MERS và mới nhất là Covid-19 đặc biệt thành thạo trong việc “tránh để cho hệ miễn dịch phát hiện và kìm hãm phản ứng miễn dịch”.
Điều này đã lý giải tại sao chúng có thời gian ủ bệnh lâu hơn, trung bình khoảng 5 ngày và trường hợp cá biệt kéo dài tới 24 ngày như báo cáo của các nhà nghiên cứu. Và tới thời điểm hiện tại, giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác Covid-19 tác động đến hệ miễn dịch như thế nào.
Phương pháp điều trị chính hiện tại là người cách ly người bệnh và làm giảm triệu chứng. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất, giữ sức khỏe để và chờ hệ miễn dịch tăng cường của cơ thể tự tiêu diệt virus.
Do vậy, người già yếu, người có tiền sử bệnh phổi, bệnh ung thư hoặc các bệnh mãn tính, người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ tổn thương, nguy cơ lây nhiễm nhất đối với dịch bệnh Covid-19.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.