Cách xử trí hạ đường huyết ở trẻ em mà mẹ cần biết

Vì cơ thể trẻ em còn rất non nớt và chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ bị hạ đường huyết. Mẹ cần biết cách xử trí hạ đường huyết ở trẻ em để xử lý kịp thời và đúng cách giúp bảo vệ an toàn cho trẻ.

Dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết ở trẻ

Hạ đường huyết ở trẻ nhỏ thường không có biểu hiện rõ ràng nên mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi tình trạng của trẻ để xử trí hạ đường huyết kịp thời.

Những dấu hiệu đầu tiên khi trẻ hạ đường huyết thường trẻ sẽ quấy khóc do mệt mỏi, thân nhiệt sẽ giảm nhanh, cơ thể lạnh, run rẩy và có thể tím tái. Nặng hơn trẻ có thể có các biểu hiện nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh. Trong một số trường hợp trẻ cũng có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức, hôn mê li bì.

Theo bác sĩ Nguyễn Bùi Kiều Linh, nhiều trường hợp hạ đường huyết nặng trẻ có thể sẽ xuất hiện những rối loạn về thần kinh như run, co cứng, cứng hàm, tăng trương lực, rối loạn lời nói, nói ngọng, rối loạn thị giác,…

Nếu không được cấp cứu kịp thời, lượng đường hạ đến mức nguy hiểm, trẻ có thể lâm vào trạng thái thần kinh thực vật như rối loạn vận mạch, da xanh tái, giãn mạch, vã mồ hôi, tim đập nhanh, giãn đồng tử…Những trường hợp này cần phải biết cách xử trí hạ đường huyết ở trẻ em kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Cách xử trí hạ đường huyết ở trẻ em

Ngay khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết, mẹ cần giúp trẻ nâng cao độ đường trong máu ngay lập tức để không nguy hiểm đến tính mạng.

Một số cách cấp cứu cơ bản khi trẻ hạ đường huyết mẹ có thể áp dụng để có thể tăng đường nhanh như cho trẻ uống sữa, ăn kẹo bánh, uống nước đường, nước ép trái cây ngọt…Tùy thuộc vào độ tuổi và các biểu hiện của trẻ mà mẹ có thể chọn biện pháp sơ cứu phù hợp.

Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ đã lớn, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như co giật, hôn mê cần sơ cứu ngay và đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được các bác sĩ cấp cứu kịp thời đúng cách.

Nên cho trẻ ăn kẹo bánh để tăng đường ngay khi hạ đường huyết

Phòng chống hạ đường huyết ở trẻ em

Để phòng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, đối với những trẻ sinh non khoảng 35-36 tuần hoặc trẻ đủ tháng nhưng nhẹ cân, mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh. Trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết nên cho trẻ bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau khi sinh. Nếu trẻ vẫn chưa bú được thì mẹ cần báo bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.

Đối với trẻ lớn hơn, cách xử trí hạ đường huyết ở trẻ em là cần cho trẻ ăn ngay các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau đó, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do hạ đường huyết ở trẻ em, mẹ có thể tiến hành xét nghiệm máu cho trẻ sẽ biết chính xác để có biện pháp xử trí hạ đường huyết ở trẻ em đúng cách.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *