Đừng chủ quan với viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa khi mang thai là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm thường gặp ở các bà bầu. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời luôn là ưu tiên hàng đầu.

Tìm hiểu về viêm phụ khoa khi mang thai

Vì sao bà bầu hay bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa là bệnh phổ biến mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng đã từng mắc phải. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí có mùi hôi ở vùng kín. Nếu không chữa trị, viêm nhiễm lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai tấn công bởi sự tăng đột biến hormone trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vùng kín của mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai cổ tử cung mở rộng làm vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ quan sinh sản gây bệnh viêm nhiễm.

Đồng thời, khi mang thai lượng estrogen tăng cao, khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu thai phụ không vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên sẽ dễ bị bệnh viêm phụ khoa “tấn công”.

Dấu hiệu bị viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa khi mang thai thường có những biểu hiện như:

  • Bị ngứa, đau rát, tấy đỏ ở vùng kín.
  • Ra nhiều khí hư bất thường, màu trắng sữa sang màu xanh và nâu, kèm theo bọt và mùi hôi khó chịu.
  • Có cảm giác âm đạo luôn ẩm ướt, đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu đau, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt…

Ảnh hưởng của viêm phụ khoa khi mang thai đến thai nhi?

Các mẹ bầu cần biết rằng việc bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi.

Viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Theo các chuyên gia phụ khoa, dù bệnh không thể lây cho thai nhi trong suốt thai kỳ, nhưng khi mẹ sinh con, bé sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm niêm mạc cao do nhiễm vi khuẩn và nấm từ mẹ  Chính vì thế, nếu mẹ sinh theo phương pháp đẻ thường có nguy cơ lây nhiễm bệnh phụ khoa cho bé cao hơn so với sinh mổ.

Nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như gây dị tật thai, bé dễ bị sinh non, sức đề kháng yếu,… Bé sinh ra có dấu hiệu bị nhiễm bệnh từ mẹ điển hình là tưa miệng, suy dinh dưỡng, thiếu cân.

Mẹ bầu mắc bệnh viêm phụ khoa có nguy hiểm không?

Đối với phụ nữ mang thai, là giai đoạn rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín do nồng độ tiết tố trong cơ thể mẹ thường tăng cao hơn bình thường. Khi đó nồng độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh phát triển nên rất dễ bị các bệnh lý về phụ khoa.

Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi. Nếu thai phụ mắc bệnh viêm âm đạo do nấm, chlamydia trong thời kỳ này sẽ bị nóng rát, ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín, thậm chí là đau bụng, nặng hơn có thể gây viêm màng ối dễ sinh non, lây nấm cho em bé.

Do đó, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ chuẩn bị trước khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.

Mẹ cần điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện bị viêm phụ khoa 

Phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách nào?

Để tránh các bệnh viêm nhiễm và nhất là viêm phụ khoa khi mang thai, chị em cần:

  • Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nhất là đối với đồ lót. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao, hồ hoặc những vùng nước bẩn khác. Bạn nên thay đồ lót sạch sau khi tắm hoặc sau khi bơi.
  • Nên mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, chất liệu thoải mái.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách. Mẹ bầu nên sử dụng loại nước vệ sinh vùng kín có độ pH thích hợp với môi trường âm đạo, không rửa quá sâu và quá sạch gây tổn thương vùng kín, tạo cơ hội cho viêm nhiễm nấm phát triển.
  • Tránh quan hệ khi mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non.
  • Trước và sau khi quan hệ, vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Nên sử dụng bao cao su để đảm bảo không xuất tinh vào trong âm đạo.
  • Trong trường hợp có dấu hiệu bị viêm nhiễm như ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi… thì nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra chính xác và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự chữa trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Chị em không cần quá lo lắng việc điều trị viêm phụ khoa khi mang thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách phù hợp không ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như tái khám để biết bệnh đã được điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *