Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng nấm

Nấm mắt là một bệnh nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm. Bên cạnh việc phát hiện sớm thì điều trị đúng cách khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng nấm cũng cần phải quan tâm. 

Nguyên nhân gây bệnh nấm mắt 

Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm như nước ta là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như: môi trường ngày càng ô nhiễm rất dễ bị bụi, côn trùng bay vào mắt gây tổn thương mắt; việc sử dụng bảo hộ lao động khi lao động cũng chưa được chú trọng càng làm cho bệnh nấm mắt càng tăng cao.

Có nhiều loại nấm khác nhau gây ra bệnh nấm mắt, bao gồm:

  • Nấm Fusarium sống trong đất và trên cây.
  • Nấm Aspergillus sống trong môi trường trong nhà và ngoài trời.
  • Màng nhầy là loại nấm men thường sống trên da người và trên màng bảo vệ bên trong cơ thể.
Nấm Aspergillus gây bệnh nấm mắt.

Chẩn đoán bệnh nấm mắt bằng cách nào?

Trước khi điều trị bệnh nấm mắt và sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng nấm bác sĩ cần tiến hàng chẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm tìm hình ảnh nấm mắt trên giác mạc:

  • Bước 1: Soi tươi (chẩn đoán nhanh ở 50% trường hợp). 
  • Bước 2: Nhuộm (Gram, Giemsa, Griedley, PSA, Acridine organe).
  • Bước 3: Cấy và kháng nấm đồ, chẩn đoán miễn dịch: tế bào và dịch thể (phản ứng ngưng tập, phản ứng kết tủa, phản ứng miễn dịch huỳnh quang).

Điều trị bệnh nhiễm trùng mắt do nấm thường bao gồm thuốc nhỏ mắt kháng nấm và thuốc uống. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

Cách xử lý khi bị dị vật bay vào mắt

Khi bị dị vật bay vào mắt cần lưu ý không nên lấy tay dụi mắt vì sẽ làm tăng nguy cơ gây trầy xước hoặc rách giác mạc.  Cần nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%.

Trong trường hợp bị chấn thương mắt, cần lấy dị vật ra khỏi mắt. Sau đó, rửa mắt nhiều lần bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng nấm Chloramphenicol 0,4% hoặc Sunlfacilum 20% hoặc Gentamicin 0,3% (nhỏ từ 4 – 6 lần trong 1 ngày). Tra thuốc mỡ Tetracyclin 1 % đều đặn ngày 2 lần trước khi ngủ.

Lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kháng nấm có chứa thành phần corticoid dưới bất cứ hình thức nào. Nếu bạn vẫn cảm thấy cộm mắt, liên tục chảy nước mắt, nhức mắt nhiều thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị nấm mắt

Bệnh nấm mắt có lây không? Phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do nấm?

  • Thuốc nhỏ mắt kháng nấm.
  • Thuốc chống nấm có thể là dạng viên nén hoặc thông qua tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc chống nấm tiêm trực tiếp vào mắt.
  • Phẫu thuật mắt.

Tất cả các loại nhiễm trùng mắt do nấm phải được điều trị theo toa bằng thuốc kháng nấm dưới các dạng khác nhau. Dạng thuốc nhỏ mắt kháng nấm Natamycin là một thuốc cục bộ hoạt động tốt cho tình trạng nhiễm nấm liên quan đến các lớp bên ngoài của mắt, đặc biệt là những bệnh nấm mắt gây ra bởi nấm như Aspergillus và Fusarium.

Thuốc nhỏ mắt kháng nấm Natamycin.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn cần điều trị bằng thuốc kháng nấm như Amphotericin B, Fluconazol hoặc Voriconazole. Các loại thuốc này có thể được uống hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào mắt.

Những bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc chống nấm có thể cần phải phẫu thuật. Các loại phẫu thuật bao gồm cả việc cấy ghép giác mạc, thủy tinh thể để loại bỏ dịch từ bên trong mắt hoặc trong trường hợp nặng, phải cắt bỏ mắt (khoét).

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng nấm

Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mắt kháng nấm có corticoid đang đáng báo động. Thành phần corticoid trong thuốc nhỏ mắt sẽ nhanh chóng làm mắt dễ chịu, hết đỏ. Nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nhiều biến chứng, vì corticoid tạo môi trường cho vi khuẩn và vi nấm phát triển. Sử dụng lâu dài thuốc nhỏ mắt kháng nấm có chứa corticoid gây loét giác mạc, làm tăng nhãn áp (cườm nước), gây teo dây thần kinh thị giác, có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Vì vậy, khi mắc bệnh về mắt nhất là nấm mắt tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị hiệu quả, đúng bệnh. Không nên tự mua thuốc nhỏ mắt kháng nấm về tra vì sẽ làm cho tình trạng bệnh càng thêm nặng, gây biến chứng nhiễm trùng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn nếu bệnh trầm trọng hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *