Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không?

Tiêm uốn ván cho các bà bầu là một việc hết sức cần thiết. Đây là một bệnh rất nguy hiểm tới mẹ cũng như thai nhi chính vì thế cần phải được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, tiêm uốn ván đau bắp tay không là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm hiện nay.

Lợi ích khi tiêm uốn ván dành cho các bà bầu

Để trả lời câu hỏi tiêm uốn ván đau bắp tay hay không thì nên cân nhắc về những lợi ích mà mũi tiêm này mang lại cho các mẹ.

Bệnh uốn ván có nhiều tên gọi khác nhau, nhiều nơi người ta gọi đây là phong đòn gánh; chứng bệnh này có thể làm cơ giật cũng như căng các bắp thịt trong cơ thể người bệnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể hiểu đơn giản là do một loại chất độc có tên neurotoxin gây ra khi bị nhiễm trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da.

Căn bệnh này cực kì nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao ở đối tượng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh hiện nay. Đối với các mẹ bầu, bệnh có thể gây ra do tình trạng nhiễm trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi khuẩn sẽ vào theo đường sinh dục và gây nên tình trạng uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh thì sẽ xâm nhập vào bé qua vị trí cắt rốn, gây nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn.

Triệu chứng cơ bản nhất của bệnh uốn ván chính là phần lưỡi và hàm bị giật sau đó co cứng, tình trạng này sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Khi hệ cơ lồng ngực của người bệnh bị cứng sẽ dẫn tới tình trạng khó thở và tử vong.

Quá trình tiêm uốn ván bà bầu sẽ giúp tạo ra được một lớp kháng thể giúp cho cả mẹ và bé cùng được bảo vệ, phòng tránh tối đa khi bị các loại vi trùng uốn ván xâm nhập.

Cho tới thời điểm hiện tại, việc tiêm phòng uốn ván là một việc làm không thể nào thiếu trong thai kì của các mẹ bầu, vừa giúp đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Lời khuyên được đưa ra từ các chuyên gia y tế dành cho phụ nữ mang thai đang trong độ tuổi sinh nở đó chính là nên tiêm phòng để bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không?

Đa phần hiện nay, bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay và kèm theo đó là tình trạng sưng. Các triệu chứng thường gặp phổ biến hơn cả chính là vị trí tiêm bị sưng đau, mẩn đỏ, kèm theo đó là nổi cục cứng, chỉ cần sờ nhẹ tay vào là đau…

Tiêm uốn ván đau bắp tay không sẽ phụ thuộc vào từng người

Hiểu một cách đơn giản thì đây cũng là một phản ứng phụ của vaccin khi tác động vào cơ thể người bệnh. Không chỉ vaccin phòng bệnh uốn ván mà đa phần các loại vaccin khác cũng mang theo phản ứng phục này. Chính vì thế, tiêm uốn ván đau bắp tay cũng đừng lo lắng quá các mẹ bầu nhé!

Khi vaccin được tiêm vào cơ thể thì cơ thể của người đó sẽ huy động bộ máy miễn dịch để chống lại và duy trì khả năng ứng phó mỗi khi cần. Bên cạnh những lợi ích mà vaccin mang lại thì nó cũng sẽ gây nên một vài tác dụng không như mong muốn trong đó tiêm uốn ván đau bắp tay là một minh chứng tiêu biểu.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phản ứng vô cùng bình thường của cơ thể, chính vì thế mà các mẹ bầu cũng hoàn toàn yên tâm và đừng lo lắng quá. Chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn thôi, tình trạng tiêm uốn ván đau bắp tay sẽ biến mất và mọi sinh hoạt sẽ lại trở về bình thường.

Tiêm uốn ván đau bắp tay – nên sử dụng phương pháp nào?

Có nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục tình trạng đau nhức này. Thông thường, thời gian một mẹ bầu tiêm uốn ván đau bắp tay từ 6 – 8 giờ, nếu lâu có thể kéo dài 2 – 4 ngày. Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người.

Chườm tay bằng đá lạnh

Để giảm sưng đau, mẹ có thể chườm lạnh chỗ tiêm bằng cách sử dụng một viên đá nhỏ, bọc vào trong túi vải rồi chườm nhẹ vào vị trí tiêm. Mẹ để viên đá vào vị trí tiêm 30 giây, sau đó nhấc xuống 5 giây và lại tiếp tục tiến hành chườm.

Tiến hành chườm như vậy khoảng 20 – 30 phút. Nếu trong khoảng 24 giờ kể từ giờ tiêm mà vết thương vẫn đau nhức cũng như sưng thì có thể chườm nóng để vết thương được tan nhanh hơn. Có một lưu ý đó chính là tuyệt đối không xoa viên đá lên vết tiêm vì có thể gây nên tình trạng bỏng lạnh.

Chườm đá lạnh là một phương pháp cực kì hiệu quả

Sử dụng biện pháp dân gian.

Tiêm uốn ván đau bắp tay có thể sử dụng một số phương pháp dân gian như dùng nước vôi ăn trầu hoặc cũng có thể sử dụng một lát khoai tây mỏng rồi đắp lên vết sưng đau. Tuy các phương pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại cực cao.

Xoa tại chỗ

Một cách để giảm thiểu tối đa tình trạng tiêm uốn ván đau bắp tay đó chính là khi vừa tiến hành tiêm xong, mẹ dùng tay nhẹ nhàng xoa xung quanh vết tiêm khoảng 20 – 30 phút sẽ hạn chế được tình trạng sưng và đau.

Một vài chia sẻ về vấn đề tiêm uốn ván đau bắp tay ở các bà bầu hy vọng có thể giúp các chị em giải quyết được tình trạng này cũng như hiểu hơn về nó. Chúc các chị em có một thai kì khỏe mạnh cũng như có một sức khỏe thật tốt để mẹ khỏe, con ngoan.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *