Uống thuốc kháng sinh khi mang thai có làm sao không?

Rất nhiều phụ nữ có thắc mắc liệu uống thuốc kháng sinh khi mang thai có làm sao không, nhất là đối với các chị em mới mang thai lần đầu.

Hiểu rõ những vấn đề xoay quanh việc uống thuốc kháng sinh khi mang thai sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Uống thuốc kháng sinh khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không?

Uống thuốc kháng sinh khi mang thai trong 3 tháng đầu

Trước đây người ta tin rằng nhau thai là hàng rào bảo vệ thai nhi nhưng đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm. Bởi nhiều loại thuốc có thể qua nhau thai dễ dàng, theo cơ chế khuếch tán thụ động để tác động đến thai nhi.

Đặc biệt, 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai là giai đoạn hình thành hình dạng và biệt hóa các bộ phận của bào thai. Uống thuốc kháng sinh khi mang thai trong khoảng thời gian này gây cản trở sự tượng hình và biệt hóa, gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Dị tật bẩm sinh xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào nếu mẹ bầu dùng thuốc khi mang thai như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi… Đã có hàng nghìn trường hợp sinh ra quái thai cụt chi do mẹ bầu uống thuốc an thần Thalidomid trong giai đoạn đầu mang thai.

Uống thuốc kháng sinh khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi

Giai đoạn phát triển nhau thai bắt đầu kể từ tháng thứ 4 trở đi, lúc này bào thai đã tượng hình và chỉ việc phát triển, tăng trưởng. Việc uống thuốc kháng sinh khi mang thai giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ.

Chẳng hạn kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, kháng sinh Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. Thậm chí, ngay trước khi mẹ bầu trở dạ, một số thuốc như Morphin, Reserpin… vẫn có thể tác động xấu đến thai nhi.

Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi

Việc uống thuốc kháng sinh khi mang thai có thể gây hậu quả khôn lường nên các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu không nên uống thuốc kháng sinh. Mặc dù vậy, một số trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải dùng thuốc, chẳng hạn khi mẹ bầu bị các bệnh như cao huyết áp thai kỳ, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Lúc này bác sĩ sẽ phải cân nhắc để quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý.

Nếu bắt buộc phải uống thuốc kháng sinh khi mang thai thì phải làm sao?

Trong trường hợp bắt buộc phải uống thuốc kháng sinh khi mang thai để chữa bệnh thì tốt nhất là mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách. Bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức độ ảnh hưởng đến bào thai để chọn loại thuốc an toàn nhất đối với thai phụ đồng thời cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực.

Trường hợp chị em không biết mình mang thai nhưng lại lỡ dùng một số loại thuốc nguy hiểm thì cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ sự phát triển của thai nhi.

Uống thuốc kháng sinh khi mang thai cần tránh những loại thuốc nào?

Trước khi quyết định uống thuốc kháng sinh khi mang thai, mẹ nên lưu ý tránh những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.
  • Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.
  • Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen…
  • Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol…
  • Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.
  • Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.
  • Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao…
  • Thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin…
Không dùng Aspirin khi mang thai

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con yêu, các mẹ bầu nên lưu ý về việc uống thuốc kháng sinh khi mang thai đúng cách và an toàn. Hy vọng bài viết sau đây sẽ mang lại những kiến thức hữu ích giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *