1. Tổng quan về Chọc hút tế bào tuyến giáp
- Tên khoa học: Chọc hút tế bào tuyến giáp
- Tên thường gọi: Chọc hút tế bào tuyến giáp
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Chọc hút tế bào tuyến giáp là thủ thuật đưa một kim nhỏ qua da vùng cổ vào khối u của tuyến giáp để hút lấy dịch hoặc tế bào tuyến giáp. Kỹ thuật được tiến hành khi bệnh nhân chẩn đoán có u tuyến giáp (đơn nhân hoặc đa nhân) và có xét nghiệm hormon tuyến giáp (FT4 và TSH) trong giới hạn bình thường.
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định Chọc hút tế bào tuyến giáp
Áp dụng với bệnh nhân
- Bệnh nhân có nhân tuyến giáp hoặc nang tuyến giáp có chỉ định chọc hút.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết học.
- Bệnh nhân mắc chứng máu khó đông và đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Bệnh nhân đang bị dị ứng.
- Bệnh nhân đang phải cấp cứu do những chứng bệnh khác.
- Bệnh nhân bị tăng năng giáp.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
- Tỷ lệ thành công trên 70%.
- An toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
- Điều trị không cần phẫu thuật.
- Không có tác dụng phụ.
- Chi phí thấp hơn so với các phương pháp điều trị khác.
3. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Bác sĩ khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để xác định vị trí chọc hút.
- Bước 2: Bác sĩ đeo găng tay vô trùng để sát khuẩn vùng chọc dịch cho bệnh nhân.
- Bước 3: Tiến hành đưa một kim nhỏ (có hoặc không có gắn bơm tiêm) qua vùng da vào u tuyến giáp đã xác định vị trí và hút tế bào của khối u bất thường qua kim nhỏ làm xét nghiệm.
- Bước 4: Sau chọc hút tế bào, bác sĩ sát trùng và dùng băng ép vùng chọc dịch cho bệnh nhân.
4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Choáng do phản ứng cường phế vị.
- Đau tại vị trí chọc hút.
- Chảy máu.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Vùng chọc hút tế bào bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ.
- Vùng chọc hút bị chảy máu nhiều.
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Bác sĩ nhắc bệnh nhân nên ăn no trước khi thực hiện thủ thuật.
- Trong trường hợp bệnh nhân có hạch cổ thì cần chọc hút tế bào hạch làm xét nghiệm luôn.
- Bác sĩ nhắc bệnh nhân cần giữ sạch vùng chọc dịch trong vòng 24 giờ sau chọc hút tế bào.
Nguồn: Vinmec