Phẫu thuật cắt lọc, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai

1. Tổng quan về Phẫu thuật cắt lọc, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai

  • Tên khoa học: Phẫu thuật cắt lọc, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau thai, màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn thì các bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai, có thể khâu phục hồi lớp cơ tử cung bằng chỉ tiêu số 1. Có thể bằng mũi rời hay khâu vắt có khóa hay không có khóa. Mũi khâu lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung.

Chỉ định:

  • Tất cả các sản phụ có mổ lấy thai

2. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Phục hồi giải phẫu cho sản phụ, nhờ đó, hạn chế tối đa nguy cơ dính tử cung vào thành bụng và các cơ quan lân cận, hạn chế nguy cơ vỡ tử cung cho mẹ trong các lần có thai sau này.

Nhược điểm:

Có tỉ lệ nhỏ đọng dịch vết mổ.

3. Quy trình thực hiện Phẫu thuật cắt lọc, khâu lại tử cung

Chuẩn bị:

  • Trước tiên, Bác sĩ sẽ giải thích cho sản phụ và gia đình lý do mổ, các nguy cơ có thể gặp cho mẹ và bé, ký giấy cam kết trước mổ. Sau đó thai phụ được gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống.
  • Sản phụ được đặt một tấm vải lên ngực và ở phía trên, nên dù tỉnh táo nhưng người mẹ cũng không thể nhìn thấy những gì đã xảy ra, dù vẫn cảm nhận được. Chỉ khi sinh mổ khẩn cấp phải thực hiện gây mê toàn thân, người mẹ mới tạm thời trong trạng thái không có ý thức.

Vào ổ bụng:

  • Vùng bụng sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ rạch đường giữa dưới rốn hay đường ngang trên vệ khoảng 15- 20 cm ở vùng bụng dưới, thấp, và thường gần lông mu. Rạch lớp mỡ dưới da, qua đường trắng giữa hai cơ thẳng bụng (nếu mổ dọc) hoặc rạch cân về hai bên theo đường mổ đó, tách cân khỏi lớp cơ rộng lên trên rồi mới mở đường giữa 2 cơ thẳng bụng (nếu mổ ngang), qua phúc mạc để vào vùng dưới tử cung.
  • Người mẹ sẽ được đặt ống thông tiểu, cũng như được truyền dịch trong suốt quá trình mổ.

Lấy thai và nhau ra khỏi tử cung:

  • Phẫu thuật viên lấy thai ra ngoài trong khi người phụ hút máu và nước ối, hỗ trợ giúp đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Bé được lau khô, làm sạch mũi, miệng và kẹp dây rốn và chuyển ra ngoài lau sạch. Người mẹ có thể được nhìn hoặc da kề da với bé nếu mẹ còn tỉnh táo khi được gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng.
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy bỏ nhau thai và làm sạch tử cung.

Khâu phục hồi cơ tử cung:

  • Phục hồi cơ đoạn dưới tử bắt đầu bằng khâu 2 góc tử cung, tránh sót góc.
  • Tiếp tục khâu cơ tử cung mũi liên tục hay mũi rời, cách nhau 1cm, có thể khâu thêm lớp thứ 2 để vùi lớp đầu, kiểm tra cầm máu.
  • Phủ phúc mạc tử cung bằng bằng mũi khâu liên tục, kiểm tra cầm máu.

Đóng bụng:

  • Khâu phúc mạc thành bụng bằng mũi khâu liên tục. Khâu 2 cơ thẳng bụng cho sát vào nhau. Khâu cân và da. Sản phụ sau đó được sát khuẩn lại vết mổ và băng vô khuẩn
  • Phẫu thuật viên giữ tay sạch để lấy máu ứ trong âm đạo và xem tử cung co hồi tốt hay không, sát khuẩn âm đạo. Lau sạch máu dính trên người bệnh trước khi chuyển qua hồi sức.
  • Quá trình sinh mổ thường mất khoảng 30 – 40 phút. Chỉ mất 5 phút sau khi rạch bụng mẹ cho đến khi lấy bé ra ngoài. Thời gian còn lại là việc khâu vết thương.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Tình trạng sức khoẻ tốt.
  • Không chảy máu, vết khâu đẹp, đúng lớp giải phẫu..
  • Ra viện đúng kế hoạch.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau vết mổ.
  • Thiếu máu
  • Sốt

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Từ ngày thứ 3 có thể mở băng, để khô. Sản phụ lưu ý không để nước thấm ướt vùng vết mổ. Sang tuần thứ 2, bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ sau 5 ngày nếu sinh mổ lần đầu tiên, sau 7 – 8 ngày nếu mổ lại lần 2 trở lên. Nếu các sản phụ  khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ.
  • Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.
  • Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *