Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo vét hạch

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo vét hạch

Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày là phẫu thuật lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày, đây là một kỹ thuật ít xâm lấn mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày… Đặc điểm chính là cắt phần lớn phía thấp của dạ dày bảo tồn chức năng chứa đựng của dạ dày chỉ lấy đi phần hang vị và phần thân vị có nhiệm vụ chế tiết và nghiền nhỏ thức ăn nhưng phải đạt hoàn toàn tiêu chuẩn triệt căn ung thư, các mạch máu được cắt bỏ sát gốc kèm theo vét hạch. Hiện nay nạo vét hạch D1 đã được chỉ định thường quy cho ung thư dạ dày nên chỉ định và kỹ thuật ngoài các lưu ý được thực hiện gần giống phẫu thuật cắt dạ dày 4/5.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc Loét dạ dày tá tràng mãn tính biến chứng hẹp môn vị, chảy máu tiêu hóa nhiều lần, Loét dạ dày tá tràng điều trị nội khoa không đỡ.
  • Ung thư hang môn vị dạ dày.
  • Ung thư bờ cong nhỏ dạ dày chưa vượt quá góc bờ cong nhỏ.
  • Các ung thư khác vùng thấp của dạ dày.
  • Hẹp môn vị, chảy máu dạ dày do các ung thư vùng thấp của dạ dày có đủ khả năng mổ nội soi.
  • Các u được chỉ định không nên quá lớn trên 4cm.
  • Giai đoạn của khối u (T) nhỏ hơn T4a.

Chống chỉ định:

  • Không đủ điều kiện gây mê hồi sức (GMHS) để mổ nội soi.
  • Khối u quá lớn trên 5cm, giai đoạn T4b.
  • Khối u vị trí lên cao trên góc Bờ cong nhỏ mà không có sinh thiết trong mổ kiểm tra diện cắt dạ dày.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Không bị hạn chế tầm nhìn như truyền thống, hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn.
  • Ít đau sau mổ, ít mất máu trong quá trình mổ.
  • Chức năng đại tràng phục hồi nhanh
  • Sẹo mổ nhỏ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, đảm bảo thẩm mỹ.
  • Hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn.
  • Nhanh chóng sinh hoạt lại bình thường

Nhược điểm:

  • Thời gian mổ kéo dài hơn so với mổ mở thông thường.
  • Kỹ thuật khó nên đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao.

4. Quy trình thực hiện nội soi cắt dạ dày và nạo vét hạch

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh được khám toàn diện, chẩn đoán bệnh toàn diện trước mổ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn uống hoàn toàn, vệ sinh toàn thân. Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: Bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.

Bước 2: Tiến hành

  • Vô cảm: Mê nội khí quản.
  • Đặt trocar và các dụng cụ: Đặt từ 4-6 trocar vùng trên rốn hướng đến dạ dày, nhận định thương tổn và chẩn đoán trong mổ, quyết định thực hiện cắt dạ dày.
  • Phẫu tích phần thấp của dạ dày: Giải phóng tá tràng để cắt đóng mỏm tá tràng bằng máy cắt nối tự động hoặc khâu tay.
  • Cầm máu và đóng cắt các cuống mạch vị phải vị trái, mạch vị mạc nối bờ cong lớn bờ cong nhỏ sát gốc để nạo vét hạch phối hợp.
  • Nạo vét các hạch theo các nhóm giải phẫu quy định.
  • Cắt dạ dày tại mức 4/5 bằng máy cắt nối tự động hoặc bằng tay hỗ trợ
  • Làm miệng nối mỏm dạ dày với quai hỗng tràng đầu tiên.
  • Đóng các lỗ trocar bằng chỉ phẫu thuật.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trào ngược axit
  • Tiêu chảy
  • Hội chứng dạ dày rỗng nhanh – một dạng kém hấp thu nghiêm trọng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân
  • Khó thở

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Bung thành bụng
  • Xì miệng nối hoặc xì mỏm tá tràng
  • Áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng
  • Nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc)
  • Hẹp miệng nối

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trước mổ:

  • Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ, trong lần khám này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu và được đánh giá sức khỏe tổng quát tùy theo độ tuổi và bệnh lý kèm theo để đảm bảo rằng đủ sức khỏe cho cuộc mổ.
  • Bệnh nhân cần tắm vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ bằng dung dịch sát trùng Betadine. Kể từ đêm trước ngày mổ, bệnh nhân phải nhịn ăn uống, ngoại trừ các loại thuốc mà phẫu thuật viên và gây mê cho phép sử dụng với ít nước vào sáng ngày mổ.

Sau mổ:

  • Bệnh nhân cần được nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống lại bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.
  • Bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau vài ngày, và nếu bệnh nhân thấy giảm đau không hiệu quả thì có thể thông báo để được dùng loại thuốc khác.
  • Thường thì sau khi cắt dạ dày 1-2 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *